Vườn rau của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cứ vào đầu tháng Chạp, khi tiết trời đã dần nắng ấm, mẹ tôi lại tất bật với ngổn ngang các công việc làm vườn, trồng rau đón Tết, trong nỗi nôn nao đợi chờ các con từ phương xa trở về đoàn viên.
Mùa dịch Covid-19, tôi trở về bên căn nhà nhỏ đầy ắp yêu thương của mẹ. Tôi thích được đi chợ cùng mẹ để chọn mua các loại hạt giống cần trồng cho mảnh vườn. Dưa leo, đậu cô ve, khổ qua, rồi các loại rau củ, mỗi thứ một ít, mẹ đều chọn mua theo đúng sở thích của cả gia đình. Biết ba rất thích ăn cải xanh, còn mấy chị em tôi thì hay ăn cải ngọt, mẹ liền chọn mua cả hai. Mẹ làm việc gì cũng đều suy nghĩ cho mọi người trong nhà mà đôi khi quên cả bản thân mình.
Trong làn sương mỏng vây phủ, bóng mẹ liêu xiêu giữa không gian mênh mông tĩnh lặng. Tôi vẫn thường phụ mẹ làm vườn mỗi khi rảnh rỗi, được cùng mẹ cuốc đất, làm luống rồi rào lưới cho mảnh vườn, cảm giác ấy thật hạnh phúc biết bao. Cũng chính những buổi chăm sóc rau cùng mẹ, tôi học được cách mẹ vun vén, kiên nhẫn nhường nào. Mẹ vạch từng chiếc lá để bắt sâu, tỉ mẩn làm giàn cho khổ qua bò lên tươi tốt. Dưới đôi bàn tay khéo léo của mẹ, những khoảnh đất vốn khô cằn trở nên màu mỡ và tươi xốp. Niềm vui của mẹ là mỗi sớm mai thức giấc được nhìn thấy những hạt giống chính tay gieo trồng đã lên mầm nảy hạt. Mẹ chăm sóc vườn rau như thể đang chăm sóc chính các con của mình. Dù bận rộn với nhiều công việc đồng áng, nhưng mẹ vẫn dành thời gian để chăm chút cho vườn rau thật kỹ lưỡng, che chắn chúng thật cẩn thận khi gió lạnh tràn về. Đợi khi các con từ phố trở về sẽ có được những bữa cơm ngon lành với rau quả tươi, an toàn, không hóa chất.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mẹ hay nói, thấy vườn rau xanh mướt là như thấy Tết đã cận kề. Với mẹ, mảnh vườn nhỏ không chỉ là nơi để vun vén những bữa cơm với đủ đầy các loại rau tươi, quả sạch, mà đó còn là cầu nối gắn kết các thành viên trong gia đình sau một năm dài xa cách. Tôi thích được ngồi với mẹ thật lâu bên luống rau mẹ trồng, thích cảm giác được cùng mẹ vun xới, chăm sóc từng vạt rau, chùm quả. Đứa con trai lên năm của tôi cứ ví vườn của ngoại như là khu vườn cổ tích, dạt dào hương thơm và sắc màu. Trong sâu thẳm hồn tôi, không đâu bình yên bằng mảnh vườn của mẹ. Đứng giữa vườn nhà yêu dấu, được hít thở không khí trong lành giữa màu xanh cây cỏ, tôi thấy lòng mình dịu lại và thư thái, bao nỗi lắng bỗng chốc tan đi.
Từng khóm rau, chùm quả trong vườn được chăm bón bằng cả tấm lòng thương con vô ngần của mẹ. Mẹ lặng thầm hy sinh chỉ mong các con đón một cái Tết thật đủ đầy. Nhìn những luống rau đang ngày một xanh tươi, mơn mởn, từ sâu trong khóe mắt mẹ là nỗi niềm ngóng trông, đợi chờ các con từ phương xa trở về trong ngày Tết sum vầy.
Những ngày cuối năm, giữa mùi hương miên man của khói bếp, của nồi nước thơm mùi lá chanh, lá sả từ mảnh vườn của mẹ, là thấy cả tuổi thơ như hiện về trong vô ngần tình yêu thương. Tôi thích cảm giác được gối đầu vào lòng mẹ, nghe mùi tóc thơm từ lá vườn xông vào cánh mũi, được mẹ vỗ về bình yên đến lạ. Dù đã lớn nhưng tôi vẫn muốn được mẹ gội đầu bằng nồi nước thơm tự nấu. Với hương thơm nồng nàn, ấm áp trong ngày cùng tháng tận như gột rửa, trút bỏ đi những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những buồn phiền còn vương vấn tâm tư, để thư thái cõi lòng đón chào năm mới.
TRẦN THỊ THẮM

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.