Vùng đất giàu trầm tích lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các huyện Đak Pơ, Kông Chro, Kbang và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) nằm bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên và duyên hải Trung Bộ có dòng sông Ba chảy ngang qua. Việc các nhà khảo cổ học khai quật, phát lộ hệ thống phức hợp di tích sơ kỳ Đá cũ, dấu tích của tộc người cổ đã làm giàu thêm trầm tích của vùng đất này.
Nhiều dấu tích cổ nơi thượng nguồn sông Ba
Hàng chục năm về trước, các nhà khảo cổ học hàng đầu của Việt Nam đã có những khảo sát, nghiên cứu ở vùng thượng du sông Ba thuộc các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trong quá trình khảo sát, họ đã có những phát hiện mới về giá trị lịch sử-văn hóa tiêu biểu của vùng đất này. Ở vùng trũng thị xã An Khê, các nhà khoa học đã tìm thấy hệ thống các di tích khảo cổ học thời đại sơ kỳ Đá cũ phân bố trên thềm cổ nhất của sông Ba như: di tích Gò Đá (phường An Bình), Rộc Tưng (xã Xuân An), Rộc Hương (phường An Tân), Rộc Giáo (phường Ngô Mây), Rộc Lớn (phường An Phước).
Tại làng Roh, xã Đông; làng Lơk, xã Nghĩa An (huyện Kbang); thôn Tư Lương, An Phong, xã Tân An; khu vực Soi Tre, xã Cư An; Ong Dú, xã Phú An (huyện Đak Pơ), các nhà khoa học tìm thấy những công cụ cuội ghè đẽo thô sơ, làm từ đá quartzite, quartz, granite, sét silex, kích thước tương đối lớn, loại hình nổi trội là những công cụ rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, mũi nhọn, công cụ dao cắt, công cụ mảnh tước. Theo các nhà khảo cổ, loại công cụ này có nhiều nét gần gũi với công cụ cuội tìm thấy trong văn hóa Sơn Vi (tỉnh Phú Thọ), ở lớp dưới cùng di chỉ Lung Leng (Kon Tum) mang đặc trưng hậu kỳ Đá cũ, có tuổi 1 đến 3 vạn năm trước.
Trong 5 năm (2015-2019), các nhà khảo cổ đã phát hiện 23 địa điểm di tích sơ kỳ Đá cũ nằm rải rác ở 6/11 xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Trong 5 năm (2015-2019), các nhà khảo cổ đã phát hiện 23 địa điểm di tích sơ kỳ Đá cũ nằm rải rác ở 6/11 xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Ở vùng đồi gò thấp bên sông Ba thuộc làng Hlang (xã Yang Nam, huyện Kông Chro), các nhà khảo cổ cũng phát hiện một hệ thống công xưởng chế tác rìu đá opal, thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới, sơ kỳ Kim khí. Theo đó, hệ thống này gồm ít nhất 6 địa điểm, cách nhau trung bình 1 km, mỗi địa điểm đảm nhận một trong các khâu khác nhau trong quy trình chế tạo rìu đá như khai thác nguyên liệu, sơ chế, gia công hoàn thiện và xuất xưởng.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều dấu tích thời đại Kim khí như: lưỡi cuốc đá hình cuốc chim tìm thấy ở thôn Tân Định (xã Tân An); trống đồng ở xã An Thành (huyện Đak Pơ); khuôn đúc rìu đồng, loại khuôn 2 mang ở thôn 3 (xã Đông, huyện Kbang) và các dấu tích xỉ sắt trong các lò luyện sắt gặp ở nhiều nơi dọc sông Ba. Và một loạt dấu tích văn hóa Champa, công cụ bằng sắt, đồ gốm sứ, gốm đất nung… trên địa bàn huyện Đak Pơ, Kông Chro.
Tộc người cổ ở thung lũng An Khê
Thông qua chương trình phối hợp, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học-Dân tộc học Novosibirsk (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) đã cùng nhau nghiên cứu quá khứ xa xưa của Việt Nam ở thung lũng An Khê. Theo đó, trong 5 năm (2015-2019), các nhà khảo cổ đã phát hiện 23 địa điểm di tích sơ kỳ Đá cũ nằm rải rác ở 6/11 xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê. Trước mắt, các nhà khoa học khai quật và tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị nằm ở di tích Gò Đá và Rộc Tưng.
Nếu như tại di tích Gò Đá (nằm trên gò đất bờ phải sông Ba, thuộc phường An Bình), các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều hiện vật đá như công cụ mũi nhọn, mảnh nạo, hòn ghè... thì cụm di tích Rộc Tưng (xã Xuân An) phân bố trên nhiều đồi gò lượn sóng bờ trái sông Ba với 14 địa điểm có di tồn văn hóa của người nguyên thủy và được đặt tên theo trật tự phát hiện từ Rộc Tưng 1 đến Rộc Tưng 14.
Trong số hàng ngàn hiện vật được tìm thấy có 3 rìu tay đá được các nhà khoa học Quốc tế xác định có niên đại từ 800 nghìn năm đến 1 triệu năm cách ngày nay. Ảnh: Ngọc Minh
Trong số hàng ngàn hiện vật được tìm thấy có 3 rìu tay đá được các nhà khoa học quốc tế xác định có niên đại từ 800 ngàn năm đến 1 triệu năm cách ngày nay. Ảnh: Ngọc Minh
Những tư liệu khai quật tại An Khê bước đầu xác nhận ở thung lũng An Khê tồn tại các loại hình di tích như: cư trú chính (Rộc Tưng 1) và chế tác công cụ (Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7). Ở khu vực cư trú có thể người nguyên thủy đã biết cải tạo ít nhiều mặt bằng nơi dựng lều trại, sử dụng đá tự nhiên tôn nền, chống lầy lội vào mùa mưa. Trong khi đó, nơi chế tác công cụ có bề mặt lồi lõm với mật độ tập trung cao đá nguyên liệu, hạch cuội và mảnh tước.
Kết quả sau nhiều đợt thám sát và 8 đợt khai quật tại nhiều địa điểm khác nhau, đoàn khảo cổ đã thu được trên 3.797 hiện vật gồm: 3.232 hiện vật đá và 565 mảnh thiên thạch; trong đó, tiêu biểu nhất là 3 rìu tay đá được các nhà khoa học quốc tế xác định có niên đại từ 800 ngàn năm đến 1 triệu năm cách ngày nay mà chủ nhân của nó là người vượn đứng thẳng (Homo erectus) và cũng là khung niên đại di tích văn hóa sơ kỳ Đá cũ, cổ xưa nhất hiện biết ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Nhiều hiện vật ở hố khai quật tại Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 được trưng bày tại Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo để du khách, các nhầ khoa học tham quan. Ảnh Ngọc Minh.JPG
Nhiều hiện vật ở hố khai quật tại Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 được trưng bày tại Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Ngọc Minh
Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam), kết quả trên là một phát hiện chấn động thế giới về lĩnh vực nghiên cứu nguồn gốc loài người. Bởi trước đây, sự xuất hiện của người đứng thẳng (Homo erectus) ở Lạng Sơn cách đây 0,5 triệu năm được coi là mốc mở đầu cho lịch sử Việt Nam. Và với những phát hiện ở An Khê, chúng ta có cơ sở khoa học để kéo dài mốc thời gian con người xuất hiện trên đất nước Việt Nam, tức gần 1 triệu năm cách ngày nay. Kỹ nghệ An Khê cũng được cho là khác và cổ hơn các di tích sơ kỳ Đá cũ hiện biết ở Việt Nam như: Núi Đọ (Thanh Hóa) với niên đại 40 vạn năm và Xuân Lộc (Đồng Nai) với niên đại khoảng 50 vạn năm. “Như vậy, An Khê tự hào là vùng đất mở đầu cho lịch sử loài người ở Việt Nam”-ông Sử nhấn mạnh.
Với những giá trị lịch sử to lớn đó, ngày 15-1-2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND xếp hạng cấp tỉnh đối với “Di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng và Gò Đá thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai”. Cuối năm 2020, Di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng và Gò Đá được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. 
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Gò Đá nằm trên gò đất. Năm 2014, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc rìu tay ở đây. Người dân đã hiến 500 m2 đất để việc khai quật, nghiên cứu được thuận lợi. Ủy ban nhân dân phường An Bình đang tham mưu UBND thị xã An Khê mở rộng phạm vi bảo vệ di tích khoảng 4.000 m2; đồng thời, đề nghị thị xã hỗ trợ kinh phí để làm đường vào di tích. Ông Lưu Trung Dũng-Chủ tịch UBND phường An Bình-chia sẻ: “Phường thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ di tích; trong quá trình sản xuất không xâm lấn, hạn chế tác động đến tầng văn hóa di tích”. 
Đoàn viên thanh niên (xã Xuân An, thị xã An Khê) thường xuyên lau dọn, bảo vệ khu di tích Rộc Tưng. Ảnh: Ngọc Minh
Đoàn viên, thanh niên xã Xuân An (thị xã An Khê) thường xuyên lau dọn, bảo vệ khu di tích Rộc Tưng. Ảnh: Ngọc Minh
Tại di tích Rộc Tưng, từ năm 2018 đến nay, thị xã An Khê đã đầu tư khoảng 11 tỷ đồng để thu hồi đất, xây dựng 2 nhà bảo vệ ở Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4; dựng hàng rào kẽm gai bảo vệ khu vực vùng lõi di tích Rộc Tưng 1 rộng 1.900 m2; trồng cây xanh tạo cảnh quan trong khu vực nhà bảo vệ với kinh phí 66 triệu đồng; làm đường từ tỉnh lộ 669 vào khu di tích dài 1,9 km; lắp biển, bảng chỉ dẫn bằng chất liệu đá granite nguyên khối… Vừa qua, xã Xuân An phối hợp với Ban Quản lý Nhà máy rác và dịch vụ đô thị thị xã An Khê trồng 300 cây hoa giấy và 400 cây sao xanh dọc hai bên đường.
Theo ông Nguyễn Hùng Vỹ-Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã An Khê, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, thị xã đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch đặc thù mang sắc thái riêng của địa phương về du lịch sinh thái gắn với tâm linh; du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu và nghỉ dưỡng... Thị xã cũng nghiên cứu phát triển các tuyến du lịch liên vùng; thiết kế mẫu và sản xuất các sản phẩm lưu niệm, ấn phẩm, bộ quà tặng du lịch; từng bước chuyên nghiệp hóa việc gắn tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội, hội nghị, hội thảo với hoạt động du lịch; gắn sản phẩm du lịch của các địa phương với từng thị trường khách để tăng hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch. Đồng thời, liên kết với các công ty du lịch đẩy mạnh giới thiệu quảng bá, hình thành các tour du lịch trên địa bàn.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.