Vòm xanh ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một chiều lang thang trên con đường giữa lòng phố thị ồn ào, tấp nập. Ghé góc quán quen nhâm nhi ly cà phê. Lá vàng khẽ rơi, bất chợt lòng tôi lại bồi hồi, ngẩn ngơ lạ kỳ. Trong khoảnh khắc nhớ lại hàng cây trứng cá với tán lá che cả một góc quê nhà mà tâm hồn tôi lại bâng khuâng đến khó tả. Dường như những ký ức được gọi về qua từng nhịp gió, lay nhẹ cả tuổi thơ mơ mộng. Đôi khi hoài niệm chỉ cần có thế!

Những ai sống xa quê, mỗi khi nhắc đến loài cây thân thuộc chắc hẳn tâm trạng lại bồn chồn, nhớ quê da diết. Ngày đó, trước nhà tôi có trồng cây trứng cá để che bóng mát, lá cây nhỏ, mặt trên phủ lớp lông tơ xanh mướt. Cây lớn nhanh, có lẽ do cây dễ sống nên được trồng rất nhiều ở các làng quê. Nhớ ngày trước, tầm những tháng hè, hoa trứng cá nở rộ, bừng sáng cả một khoảng sân. Từ bông hoa trắng muốt nhanh chóng nở thành quả, chi chít xen lẫn những nhành lá xanh rì. Cây trứng cá xù xì là thế, nhưng cho quả chín căng mọng, ngọt như mật, bên trong là những hạt nhỏ li ti như trứng cá. Có lẽ, tên gọi của cây cũng xuất phát từ đó.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quả trứng cá là thức quà đặc biệt, lưu giữ nhiều bí mật tuổi thơ. Không những thế, vào mùa đậu quả, nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng của lũ chim, chúng đến hót ríu rít trước hiên nhà xua tan cái nắng hè oi bức. Cây trứng cá mọc nhiều nhánh hình chữ V, cho bóng mát rộng. Những buổi trưa hè, tôi và chúng bạn hay leo lên cây nói chuyện vẩn vơ, ngắm dòng xe đang chạy ngoài đường. Còn nhớ, trên vỏ cây già màu nâu sẫm, chúng tôi khắc lên đó những bí mật, những tên gọi thân thuộc của nhau… Đó là một thú vui thuở nhỏ mà tôi mãi không bao giờ quên.

Tình bạn của chúng tôi lớn lên cùng cây trứng cá trước hiên nhà. Với đám trẻ ngày ấy, được tụ tập, nô đùa dưới gốc cây già sau những buổi học là cả một mong đợi lớn lao. Vào buổi tối, bọn nhỏ cả xóm, không hẹn mà gặp dưới gốc cây già. Nhóm này tổ chức chơi đuổi bắt, trốn tìm. Nhóm kia lại chơi nhảy dây, ô ăn quan dưới ánh sáng mờ ảo, hắt ra từ bóng đèn trước nhà tôi. Chúng tôi còn kể cho nhau nghe về những buổi học trên trường, về việc vụn vặt khi ở nhà phụ gia đình. Những câu chuyện tuy đơn giản nhưng lại là hành trang vào đời theo tôi mãi đến bây giờ.

Dưới vòm xanh trứng cá chất chứa biết bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Để giờ đây, khi xa quê bắt gặp hình dáng quen thuộc, tâm trạng lại nhớ nhung về một thời vui đùa hồn nhiên vu vơ. Tự dưng, trong một buổi chiều nắng vàng thật đẹp, tôi lại thèm cái cảm giác ngòn ngọt nơi đầu lưỡi. Vào những ngày hè lộng gió, ngó nghiêng qua ô cửa sổ nhìn những đứa em vui đùa bên gốc cây trứng cá ngày nào, tôi lại thấy hình ảnh mình và chúng bạn trong đó, tươi trẻ và ngây thơ lạ thường. Đôi khi ranh giới phân định giữa người lớn và trẻ con dường như cũng chỉ là một cái chớp mắt.

Đôi lúc chỉ ước gì quay lại cái thời trẻ dại. Hoài niệm về cây trứng cá khẳng khiu, sần sùi trước nhà là cả một câu chuyện ấu thơ, tràn ngập tiếng cười. Dưới vòm cây trứng cá xanh rợp một màu lá luôn đầy ắp quả đỏ chín mọng. Bạn đã sẵn sàng cho ngày trở về, ghé qua hàng cây năm nào, về thăm lại những hoài niệm xưa cũ?

Hoài Phương

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...