"Vitamin nắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trời nhẹ bẫng, những đám mây trắng xốp đầy hình thù lại về quanh nhà sáng nay. Bao lâu rồi mới được thấy nắng ùa vô nhà trong cái lạnh khe khẽ của mùa mưa. Tôi chẳng thể mượn mấy chục chữ cái ghép lại để mà diễn tả sự khấp khởi trong lòng mình lúc này.
Đơn giản là có nắng.
Nắng ban sớm giữa mùa mưa đại ngàn làm con người ta phấn khích vô cùng. Đó là một quãng thời gian ướt nhẹp tâm hồn, như cây cỏ hoa lá đang nằm rạp ngoài kia. Mưa hoài, có lấp ló được chút nắng thì cũng đã nửa buổi chiều. Mưa làm con người ta buồn buồn, tôi tối, mang đầy nỗi tâm sự. Những cô gái lười biếng ăn diện váy vóc ra phố vì ngại mưa lạnh bắp chân trắng tròn, mưa ướt đôi giày cao gót. Mưa cũng làm bọn trẻ con ngủ lười quen mắt.
Nắng in hình bụi hồng tỷ muội lên nền tường lấm tấm mốc rêu, này là búp non, này là lá non hình răng cưa có những cái lông tơ mượt mà. Nắng in bóng chiếc cổng màu trắng lên nền sân thành những vệt xiên xiên. Nắng thênh thang len vào sưởi ấm những tế bào lười lợm để tôi vươn vai bước ra mở cổng, ngắm bụi hồng cổ. Nắng in bóng hai mẹ con, nắng làm bạn nhỏ nheo mắt dụi đầu vào vai mẹ.
  Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Có một ngày nắng quý giá, tôi đưa bạn nhỏ ra phố để ngắm phố phường sôi động. Mắt trẻ con sáng rọi, chúng cứ nhìn mọi thứ hau háu, tò mò. Nụ cười của trẻ con trong veo như màu nắng. Mặt trời len mãi mới chen được với những đám mây mù mịt; tưởng nắng sẽ có chút mệt nhọc, nhưng không, màu nắng ấy vẫn khỏe khoắn, trong veo.
Ngày nắng, những người phụ nữ Jrai gùi vào phố những mớ rau xanh. Ngọn mồng tơi tươi non mỡ màng nhún nhảy sau chiếc gùi xinh. Ngày nắng lên, dường như bước chân của họ nhẹ nhàng hơn, chiếc áo cũ sờn như sáng lên dưới ánh ngày. Họ đi vào thành phố, bất kể ngày nắng hay ngày mưa để mưu sinh. Mà nghĩ lại, cuộc sống tuần hoàn thì có kể chi mưa nắng.
Tôi chẳng nghĩ gì được nhiều hơn nữa vì nắng đã hắt vào tận chỗ ngồi nơi góc cà phê quen thuộc. Bạn nhỏ quờ quạng, đưa bàn tay với theo bóng nắng. Bóng nắng ấy theo vòm lá cây được gió đưa đưa, đẩy đẩy khiến bạn chẳng thể nào nắm bắt. Trẻ con thật thú vị. Tôi luôn tự dặn mình rằng, khi áp lực công việc nhiều quá, hãy thả lỏng một chút và chơi cùng con. Hồn nhiên cười, hồn nhiên khóc, chúng dường như là liều thuốc giải stress tốt nhất. Nước mắt, nụ cười của chúng ấm áp như nắng.
Tôi bật radio, trên đó đang phát bài “Một ngày mới” của nhạc sĩ Dương Thụ. Lời bài hát bay bổng như rót thêm “vitamin nắng” vào tâm hồn. Tôi khe khẽ nhẩm theo điệp khúc: “Một ngày mới nắng lên/em dang tay chào đón…”.
 TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...