Việt Nam sắp có thêm 'đại danh thắng' là di sản thế giới của UNESCO

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Danh sách 50 ứng viên vừa được UNESCO công bố để xem xét trở thành di sản thế giới trong đợt công nhận năm 2023, trong đó có hai di sản của Việt Nam được nhập chung làm một.

Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đang xem xét các đề cử từ cả năm 2022 và 2023, sau đó sẽ tổ chức phiên họp tại Riyadh, Ả Rập Xê Út để công nhận nơi nào là di sản thế giới trong số 50 ứng cử viên.

Cuộc họp năm nay diễn ra 45 năm sau khi UNESCO công nhận những di sản thế giới đầu tiên. Để trở thành di sản thế giới, các địa điểm phải có "giá trị nổi bật toàn cầu".

Du khách ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ hang Trống. Ảnh: LHN

Du khách ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ hang Trống. Ảnh: LHN

Để đủ điều kiện, địa điểm phải đáp ứng ít nhất một trong hàng loạt tiêu chí cụ thể, được "sửa đổi thường xuyên để phản ánh sự phát triển của chính khái niệm di sản thế giới", theo CNN.

Quá trình đề cử có thể kéo dài qua nhiều năm và nếu bị bỏ qua trong một năm, di sản đó có thể được xem xét lại khi hội nghị UNESCO tiếp theo diễn ra.

Sau khi một địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới, quốc gia có di sản có thể nhận được hỗ trợ tài chính cũng như lời khuyên chuyên môn từ UNESCO để giúp bảo tồn.

Cho đến nay, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận khoảng 1.157 địa điểm ở 167 quốc gia khác nhau vào danh sách di sản thế giới.

Năm nay, hồ sơ ứng viên được đưa lên UNESCO của Việt Nam "rất đặc biệt" bởi là sự gộp chung của 2 di sản khác nhau. Vào tháng 7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4877/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về khuyến nghị của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đối với hồ sơ "vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà" đề nghị UNESCO ghi danh di sản thế giới.

Phó thủ tướng yêu cầu UBND TP.Hải Phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu các khuyến nghị của IUCN để rà soát, cập nhật hồ sơ đề cử di sản và có báo cáo giải trình phù hợp, gửi Bộ VH-TT-DL để tổng hợp.

Quần đảo Cát Bà tại TP.Hải Phòng có 367 hòn đảo, được xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt năm 2013. Trong khi đó, năm 2000 vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Đây là hai khu vực tiếp giáp nhau và có cảnh quan thiên nhiên khá tương đồng.

Làng chài trong quần đảo Cát Bà. Ảnh: CATBA

Làng chài trong quần đảo Cát Bà. Ảnh: CATBA

Năm 2013, UBND TP.Hải Phòng lập hồ sơ đề cử riêng quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học. Tuy nhiên, UNESCO lại khuyến nghị nối dài quần đảo Cát Bà với vịnh Hạ Long thành một quần thể di sản.

Việt Nam hiện có các di sản của UNESCO như sau: Quần thể di tích cố đô Huế, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Thành nhà Hồ, danh thắng Tràng An - Ninh Bình.

Có thể bạn quan tâm

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.