Vì sao Gen Z được coi là 'thế hệ cả tin nhất'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những phân tích mới về thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông cho thấy Gen Z khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả trên thế giới ảo.

Các chuyên gia đã nêu ra một sự trớ trêu đáng chú ý – đó là Gen Z tiếp cận với Internet sớm, sử dụng điện thoại thông minh và am hiểu công nghệ nhưng lại là thế hệ kém nhất trong việc phân biệt sự thật với những thông tin sai lệch trên thế giới trực tuyến.

Rất nhiều Gen Z hiện nay theo dõi, đọc tin tức thông qua mạng xã hội. Thêm vào đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), rất nhiều thông tin sai lệch, kém chuẩn xác, dẫn đến nguồn tin tức của Gen Z không còn đáng tin cậy nữa. Truyền thông qua mạng xã hội giúp mọi người dễ tiếp cận với tin tức hơn nhưng những tin tức trên các nền tảng này ít được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ. TikTok là một trong số những nền tảng phổ biến: 45 % những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho biết họ theo dõi tin tức thường xuyên trên ứng dụng này.

Ảnh minh họa: iStock
Ảnh minh họa: iStock

Gen Z hiện gắn với nhiều cụm từ, như thế hệ cô đơn nhất, thế hệ am hiểu công nghệ nhất, thậm chí là "thế hệ bị bỏ rơi", bởi chuỗi những lần bị từ chối mà họ phải đối mặt khi tìm kiếm việc làm, bạn đời hoặc trường đại học lý tưởng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, so với các thế hệ cũ dành nhiều thời gian hơn cho các phương tiện truyền thông chính thống, Gen Z lại tiếp cận thông tin phần nhiều qua mạng xã hội, thậm chí là từ các tài khoản chưa được xác minh và ít được kiểm tra thông tin thực tế. Và điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Khi nói đến việc kiểm tra thông tin thực tế, Gen Z có xu hướng nhờ vào phương pháp riêng biệt: Mở phần bình luận. Phần lớn nhóm tuổi này chỉ đơn giản vào phần bình luận để xem thông tin có đúng không, hoặc đắm mình vào các hội nhóm để nghe các xu hướng sức khỏe không có cơ sở khoa học. Trong bối cảnh AI phát triển, những bạn trẻ Gen Z lại càng dễ bị lừa bởi thông tin giả mạo vốn đã phù hợp với thế giới quan của họ.

Một chuyên gia nói rằng Gen Z có thể chỉ kéo, lướt, thả trên màn hình, do đó họ có xu hướng cảm thấy thoải mái khi đọc các tin tức tổng hợp, xem những gì người khác nói về một bài viết hoặc review sản phẩm và đưa ra quyết định dựa trên điều đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng, Gen Z có khả năng nắm bắt thông tin trong tầm tay nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây. Và việc sàng lọc, điều hướng thông tin một cách khôn ngoan vẫn là một thách thức.

Đối với các thế hệ cũ, những người tiếp xúc với Internet muộn hơn, họ vẫn có ít nhất một số sự hoài nghi tự nhiên đối với những gì họ thấy trực tuyến trên mạng. Nhưng điều đó không hẳn xảy ra với người trẻ.

Rakoen Maertens - nhà khoa học về hành vi tại Đại học Oxford, cho biết Gen Z dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn không chỉ vì thói quen sử dụng mạng xã hội của họ mà còn do họ có ít kinh nghiệm sống và kiến thức hơn để phân biệt thực tế.

Theo Minh Vy (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Hà Trúc Linh - tân Hoa hậu Việt Nam 2024 - gây ấn tượng không chỉ bởi vẻ đẹp thanh lịch mà còn bởi hành trình học vấn nổi bật. Là sinh viên ngành Marketing tại Đại học Tài chính - Marketing TPHCM, Trúc Linh sở hữu bảng thành tích học tập và hoạt động Đoàn - Hội dày dạn.

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(GLO)- Ngày 31-5, tại Trường Liên cấp Sao Việt (TP. Pleiku), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Talkshow với chủ đề “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025.

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

(GLO)- Từ bỏ cơ hội có thu nhập cao và việc làm ổn định ở các thành phố lớn, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện đăng ký đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị cũng như ở địa phương nơi công tác.

Mindfulness - tìm sự bình yên giữa cuộc sống bận rộn

Mindfulness - tìm sự bình yên giữa cuộc sống bận rộn

Giới trẻ ngày nay, đặc biệt là thế hệ gen Z, đang phải đối mặt với một thế giới đầy áp lực từ công việc, học hành, sự thành công. Trong guồng quay mạnh mẽ đó, nhiều bạn trẻ đã tìm đến mindfulness - một phương pháp giúp giảm căng thẳng và tìm lại sự bình yên trong cuộc sống.