Giới trẻ phố núi và xu hướng “chạy deadline” ở quán cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời điểm cần phải gấp rút hoàn thành công việc, nhiều bạn trẻ ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã chọn không gian quán cà phê để “chạy deadline”. Với không gian mở, hầu hết những người “chạy deadline” đều cho rằng hiệu quả công việc mang lại cao hơn.

Xu hướng của giới trẻ

Không khó để nhận ra ngày càng nhiều người lựa chọn không gian quán cà phê để làm việc hay học tập. Đây là nơi mang lại sự kết hợp giữa cảm giác thoải mái, năng lượng sáng tạo và động lực làm việc. Với những người làm việc tự do, học sinh, sinh viên… việc ngồi làm tại quán cà phê giúp phá vỡ sự nhàm chán khi phải ở trong môi trường quen thuộc như nhà hay công ty.

1-thanh-vy-thuong-xuyen-hoc-bai-tai-quan-ca-phe-anh-thu-nguyen-3675-8427.jpg
Bạn Nguyễn Thanh Vy (học sinh lớp 11, Trường THPT Pleiku) chọn quán cà phê có không gian phù hợp để tập trung học bài. Ảnh: T.N

Bạn Nguyễn Thanh Vy (học sinh lớp 11, Trường THPT Pleiku) cho biết: “Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Consumer Research chỉ ra rằng trí óc chúng ta sẽ được kích thích sáng tạo hơn khi được bao quanh bởi tiếng ồn ở mức độ phù hợp. Vì thế mình không ngại thay đổi khi chọn quán cà phê để học bài thay vì học ở nhà. Một tuần mình sẽ đến một vài không gian quán phù hợp để học bài khoảng 3-4 lần. Thú thật, sự ồn ào vừa phải ở quán cà phê giúp mình tập trung hơn, dễ nhớ bài hơn”.

Tương tự, bạn Nguyễn Lê Vỹ Nhã (21 tuổi, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) kể: “Từ khi xu hướng học, làm việc online phát triển, mình cũng bắt đầu chuyển dịch phương pháp học tập và làm việc. Mình thường đến những quán cà phê hơi nhộn nhịp một chút để tranh thủ “hưởng ké” nhịp sống năng động thay vì chỉ làm việc một mình ở nhà. Từ đó, mình cũng được nạp thêm năng lượng cho công việc hiệu quả hơn”.

Dù vậy, không phải quán cà phê nào cũng là địa điểm thích hợp để chọn làm nơi chạy deadline. Giới trẻ phố núi cũng có những tiêu chí riêng để chọn quán cà phê phù hợp với nhu cầu của mình. Đối với anh Nguyễn Hoàng Anh Vũ (22 tuổi, phường Yên Thế, TP. Pleiku) thì quán cà phê đáp ứng được nhu cầu làm việc của anh là không quá đông đúc, ghế và bàn thoải mái, âm nhạc nhẹ nhàng phù hợp để ngồi lại lâu; ánh sáng cũng phải vừa đủ để kích thích tinh thần.

3-anh-vu-chon-nhung-quan-ca-phe-yen-tinh-de-lam-viec-anh-thu-nguyen-6629-6456.jpg
Anh Nguyễn Hoàng Anh Vũ (22 tuổi, phường Yên Thế, TP. Pleiku) cho rằng không gian ở quán cà phê đáp ứng được nhu cầu làm việc của mình. Ảnh: T.N

Cùng với đó, thức uống từ cà phê như: cà phê phin, bạc xỉu, espresso, latte… là những đồ uống thường được ưu ái để giữ một tinh thần tỉnh táo cho làm việc, học tập. Cô bạn Phạm Nguyễn Vân Anh (20 tuổi, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) bày tỏ: “Mỗi lần tới quán cà phê làm việc, mình đều tìm đến những quán có nhiều cây cối, gọi một ly espresso. Không gian đẹp, gần thiên nhiên, cà phê ngon làm tinh thần tỉnh táo nên hiệu quả công việc của mình cũng cao hơn”.

Chuyển mình để thích nghi

Việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và công việc kinh doanh của quán đòi hỏi nhiều nỗ lực lắng nghe và thấu hiểu từ những người làm chủ. Tuy nhiên, đối với nhu cầu học bài, làm việc ở quán cà phê trong giới trẻ ngày một tăng, nhiều quán cà phê cũng đã chuyển mình để thích ứng.

Hiểu được nhu cầu ngày một tăng của khách hàng tại địa phương, chị Vũ Thị Phương Thanh-chủ Tiệm cà phê Ngã Ba Đường (số 123 Hoàng Quốc Việt, P. Hoa Lư, Pleiku) kể: “Ở quán tôi, các bạn trẻ thường ngồi lại 3-4 giờ. Để phục vụ đối tượng khách này, tại mỗi khu vực khác nhau, tôi phải trang bị thêm ánh sáng cho các bạn có điều kiện học, làm việc tốt nhất”.

nguyen-1-2771-9838.jpg
Nhiều quán cà phê tại Pleiku đã "chuyển mình" để thích ứng với xu hướng của giới trẻ. Ảnh: T.N

Nằm ở điểm giao giữa con đường Hoàng Quốc Việt và Tô Vĩnh Diện (TP. Pleiku), Tiệm cà phê Ngã Ba Đường nép mình yên tĩnh bên những tán cây xanh. Quán được dựng lên chủ yếu bằng gỗ, gam màu nâu và những ánh đèn vàng của quán tạo nên một không gian ấm áp. Trước hiên quán là khu vực trò chuyện, trong quán chia thành nhiều khu vực để học bài, làm việc, họp nhóm. Cửa tiệm còn có thêm dịch vụ làm vòng tay và in những tấm ảnh polaroid làm kỷ niệm. Tầng áp mái của quán bố trí 2-3 bàn nhỏ cho những ai cần sự riêng tư để làm việc tập trung, không bị làm phiền.

Đối với chị Phương Thanh, khó khăn lớn nhất là nếu chỉ tiếp đón khách đến học bài, làm việc, sẽ không đảm bảo được công việc kinh doanh. Do đó, chị thiết kế quán thành nhiều không gian khác nhau tuỳ vào nhu cầu của khách. Đồng thời, các khách hàng khác vẫn có không gian ngồi trò chuyện, check-in.

Với mục tiêu mở quán cà phê cho giới trẻ có không gian họp nhóm, làm việc, học tập, anh Trọng Thế-Chủ quán hug. coffee (02B Duy Tân, P. Diên Hồng, Pleiku, Gia Lai) cho rằng: Không gian là yếu tố quan trọng để khách hàng có những trải nghiệm trọn vẹn. Âm thanh được mở ở mức vừa phải, ánh sáng hài hoà. Đặc biệt, quán trang bị nhiều ổ điện cho khách có nhu cầu sạc pin các thiết bị điện tử như laptop, ipad…

“Nhiều học sinh và người làm việc tự do đến quán tôi để làm việc. Quán đặc biệt đông khi các bạn học sinh đến mùa thi, có những bạn ngồi cả ngày tại quán để học bài. Không gian quán được thiết kế theo phong cách Wabi-Sabi của Nhật Bản-một triết lý về sự hoàn hảo trong những điều không hoàn hảo. Với những món đồ nội thất chủ yếu từ vật liệu gỗ, đá và gốm, mang lại cảm giác dễ chịu. Khách hàng có nhu cầu cần không gian yên tĩnh để làm việc, học tập, hay đọc sách có thể ngồi trên tầng 1 của quán”-anh Huỳnh Trọng Thế chia sẻ.

Tọa lạc tại bến xe cũ, TRS1 Coffee & More (22B Trần Phú, P. Diên Hồng, TP. Pleiku) là điểm đến quen thuộc của những người làm việc tự do, bạn trẻ đang trong quá trình khởi nghiệp. Không gian chính phục vụ khách hàng của quán là tại quầy bar. Khách hàng đến làm việc tại quán, có thể trò chuyện với nhân viên ngay tại quầy. Điểm đặc biệt của TRS1 là phong cách phục vụ chất lượng cao, quán chú ý chăm sóc khách hàng từ những điều nhỏ nhất như nhu cầu thức uống khách hay điều chỉnh âm lượng nhạc khi khách cần tập trung làm việc…

Dù vậy, TRS1 cũng gặp những khó khăn ban đầu khi tập trung vào đối tượng khách quá hẹp. “Quán gặp khó trong việc tiếp cận khách hàng mới vì không có không gian chill hay thiên nhiên cây cối. Nhưng đổi lại lại, khi tập trung vào xây dựng trải nghiệm cho khách hàng đến làm việc thì tỷ lệ quay lại gần như tuyệt đối”-chị Nguyễn Thị Thanh Tâm-Chủ quán TRS1 bày tỏ.

Cũng theo chị Tâm, để hút khách, quán đã ưu đãi khi cấp thẻ khách hàng thân thiết. Khi khách hàng tích đủ số lần đến quán sẽ nhận được thức uống miễn phí của quán. Ngoài ra, quán còn bán thẻ tuần, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí nếu đến quán thường xuyên. Tại TRS1, cũng tổ chức chương trình “Cùng nhau đọc sách trước giờ làm” vào mỗi sáng thứ 5 hàng tuần. Không chỉ để kết nối cộng đồng, hoạt động này còn giúp những người đi học, đi làm có động lực cùng nhau phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

(GLO)- Chỉ còn ít phút nữa, 4 nhà leo núi sẽ chính thức tranh tài vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Trước giờ G, khán giả phố núi đang có mặt tại điểm cầu Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến Nguyễn Quốc Nhật Minh. 

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

  • (GLO)- Để tiếp sức cho “nhà leo núi” Nguyễn Quốc Nhật Minh ở chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, ngoài điểm cầu tại TP. Pleiku, nhiều người con Gia Lai đang học tập và làm việc ở khắp cả nước cũng đón đợi khoảnh khắc thi đấu của em qua sóng truyền hình trực tiếp.
Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Với vốn kiến thức sâu rộng cùng sự bản lĩnh, tự tin, em Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế quý II để bước vào tranh tài ở trận chung kết. Cùng nhìn lại hành trình đáng tự hào của chàng trai Phố núi tại sân chơi trí tuệ này.

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

(GLO)- Thanh xuân của bạn đã rực rỡ hay chưa? Hãy cùng nghe câu chuyện của chị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon's Coffee Farm và quán cà phê "bây giờ và ở đây” để hiểu hơn về một người trẻ không ngại "sai số", trải nghiệm để thành công. Tất cả có tại Podcast Chuyện Người Gia Lai số 9.