Vào dịch vụ 'gái gọi', người đàn ông mất 560 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một người đàn ông bị chiếm đoạt 560 triệu đồng khi vào dịch vụ gái gọi trên mạng xã hội

Mới đây, Đội phòng ngừa, điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An, cho biết vừa nhận được đơn trình báo của một người đàn ông bị lừa đảo qua mạng.

Theo trình báo của ông P.D.T. (SN 1990, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An), trước đó người này có sử dụng ứng dụng Telegram để tìm kiếm "gái gọi". Quá trình sử dụng, có người xưng tên là Nguyễn Ngọc Lan Hương (TP Vũng Tàu) tương tác, trao đổi và cho số điện thoại để ông T. để tiện trong việc sử dụng dịch vụ.

Cơ quan công an khuyến cáo các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội.
Cơ quan công an khuyến cáo các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội.

Do cả tin nên ông T. trực tiếp liên hệ với số điện thoại trên để đặt "gái gọi". Ông T. được đối tượng hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ để được cấp thẻ VIP khi sử dụng dịch vụ. Sau đó, ông T. đã lần lượt thực hiện 6 nhiệm vụ mà đối tượng đưa ra để nhận tiền hoa hồng chuyển qua tài khoản. Sau khi hoàn thành 6 nhiệm vụ, chuyển khoản tổng cộng số tiền 560 triệu đồng cho đối tượng, ông T mới nghi vấn mình bị lừa. Ông T. liền yêu cầu chuyển lại số tiền trên thì lại bị đối tượng đòi phải chuyển thêm 450 triệu đồng nữa để hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng. Đối tượng hứa sẽ chuyển hết toàn bộ số tiền 560 triệu đồng và chi trả đầy đủ hoa hồng. Biết mình bị lừa đảo, ông T. đã đến cơ quan công an trình báo.

Theo cơ quan công an, đối tượng mà kẻ lừa đảo bằng hình thức giả danh các dịch vụ "gái gọi" nhắm tới chủ yếu là nam giới. Một số đàn ông sau khi uống rượu hoặc đi công tác xa nhà sẽ lên mạng để tìm đến dịch vụ "gái gọi", như "tình một đêm", "sugar baby" từ đó dễ dàng "dính bẫy" những kẻ lừa đảo. Thậm chí, khi lỡ "sập bẫy" này thì các nạn nhân thường chọn cách "ngậm bồ hòn làm ngọt" để giữ hạnh phúc gia đình.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân phải thận trọng với các chiêu trò lừa đảo như trúng thưởng, nâng cấp sim 4G, hack tài khoản Zalo, Facebook để mượn tiền, bẫy tình trên mạng xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.