Văn học Việt Nam vẫn có tác phẩm đáng đọc giữa đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù dịch Covid-19 khiến ngành xuất bản bị ảnh hưởng, song 2 năm qua, văn học Việt Nam vẫn có những tác phẩm đáng đọc, câu chuyện đáng kể. Đó là ý kiến nhiều người đưa ra tại tọa đàm Văn học Việt Nam một năm nhìn lại, do Khoa Văn học (Trường ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 27.12.

Nhiều tác phẩm hay trong thời gian qua đã được nhắc tới. Trong đó, PGS-TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn học, nhắc tới tiểu thuyết Nghiệp chướng của nhà văn Lưu Vĩ Lân (được giải Hội Nhà văn TP.HCM) và Một ví dụ xoàng của nhà văn Nguyễn Bình Phương.

 

Tiểu thuyết Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của nhà văn gốc Việt Ocean Vương được nhắc trong hội thảo. Ảnh: Trinh Nguyễn
Tiểu thuyết Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của nhà văn gốc Việt Ocean Vương được nhắc trong hội thảo. Ảnh: Trinh Nguyễn


Mảng văn học thiếu nhi có tác phẩm được đánh giá cao là cuốn Đi trốn của nhà văn Bình Ca. Đây đồng thời là một cuốn sách bán chạy.

Tiểu thuyết mới ra mắt của nhà văn gốc Việt Ocean Vương Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian cũng được nhắc tới. Về cuốn sách này, đơn vị làm sách là Công ty sách và truyền thông Nhã Nam cho rằng: “Cuốn sách là những trải nghiệm chấn thương sau chiến tranh được truyền qua nhiều thế hệ, những đau đớn khi trở thành một người tị nạn da vàng ở một quốc gia da trắng, nỗi tuyệt vọng do nghèo đói mang lại và nỗi khao khát được khẳng định giới tính kỳ lạ trong một nền văn hóa có nhiều hình phạt”.

Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu còn thảo luận về việc đầu tư cho văn học thiếu nhi, việc chủ động “xuất khẩu” văn chương Việt ra nước ngoài cũng như các xu hướng sách mới trong năm tới.

Theo TRINH NGUYỄN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.