Vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' vào giai đoạn thử nghiệm nước rút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự kiến đến cuối tháng 9, thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ hoàn tất và tùy kết quả cũng như diễn biến dịch, vắc xin sẽ được xem xét cấp phép sử dụng khẩn cấp phòng chống dịch, tiêm rộng rãi tại Việt Nam.

Các tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 “made in Vietnam” - Ảnh: Liên Châu
Các tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 “made in Vietnam” - Ảnh: Liên Châu



Từ hôm qua (6.6), Học viện Quân y (Cục Quân y, Bộ Quốc phòng) bắt đầu tuyển tình nguyện viên (TNV) tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 3 vắc xin Covid-19 “made in Vietnam” Nanocovax. Vắc xin này do Công ty Nanogen (TP.HCM) nghiên cứu phát triển.

Theo Bộ Y tế, ngay trong đầu tuần này, Bộ sẽ có quyết định cho phép triển khai tiêm vắc xin Nanocovax, sau khi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã có các cuộc họp đánh giá khắt khe về kết quả TNLS giai đoạn 2, cũng như yêu cầu hoàn thiện hồ sơ TNLS giai đoạn 3.

Tiêm thử nghiệm 13.000 người

Trong giai đoạn 3, vắc xin Nanocovax sẽ thử nghiệm đa trung tâm tại các cơ sở trong nước với việc triển khai tiêm trên 13.000 TNV. Trong đó, tại miền Bắc có Học viện Quân y tham gia nghiên cứu TNLS, triển khai tại Học viện Quân y (Q.Hà Đông, Hà Nội) và tại tỉnh Hưng Yên; khu vực phía nam do Viện Pasteur TP.HCM thực hiện, dự kiến tiêm tại Long An và Tiền Giang. Trước mắt sẽ tiêm cho 1.000 TNV đã đăng ký, sau đó tiếp tục tuyển thêm đủ số lượng TNV để tiêm. Liều tối ưu được lựa chọn tiêm cho các TNV là 25 mcg.

Trước đó, trong TNLS giai đoạn 2 cả 3 nhóm liều 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg đều sinh miễn dịch tương đương trên người được tiêm. Do các liều tiêm có hiệu quả tương đương nên Hội đồng đạo đức chọn liều thấp nhất để đảm bảo hiệu quả sinh miễn dịch và tiết kiệm nguyên liệu.


100% người tiêm đều sinh miễn dịch

Thử nghiệm giai đoạn 2 vắc xin Nanocovax đã hoàn thành từ tháng 4 vừa qua, nhưng việc theo dõi sức khỏe, đánh giá hiệu lực sẽ được kéo dài trong 12 tháng. Các xét nghiệm, đánh giá hiệu quả của vắc xin Nanocovax đến thời điểm này cho thấy sinh miễn dịch tốt và có hiệu quả với cả biến thể của vi rút SARS-CoV-2 tìm thấy lần đầu tại Anh và Nam Phi.

Giai đoạn 2 đã đánh giá hiệu quả, liều tiêm phù hợp, sau khi tiêm trên 554 TNV, trong đó có 108 người cao tuổi (từ 60 - 76 tuổi). Trong giai đoạn 2, các TNV được chia 4 nhóm, tiêm 3 mức liều 25 mcg, 50 mcg, 75 mcg và nhóm tiêm giả dược. Kết quả đánh giá cho thấy, cả 3 mức liều đều đảm bảo an toàn, 100% người tiêm đều sinh miễn dịch ở các mức độ khác nhau. Trong đó, chỉ số kháng thể trung hòa vi rút (khả năng tiêu diệt vi rút SARS-CoV-2) sau 2 tuần tiêm mũi 2 ở nhóm liều 25 mcg cho kết quả cao nhất, với trên 90%.

Trong giai đoạn 3 này, cùng với tiêm thử nghiệm, đánh giá về sức khỏe, nồng độ kháng thể, tác dụng với biến thể của vi rút SARS-CoV-2 tìm thấy lần đầu tại Ấn Độ sẽ được nghiên cứu, đánh giá. Nếu thuận lợi, đến cuối tháng 9, thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ hoàn tất, khi đó, tùy thuộc kết quả TNLS và diễn biến dịch, vắc xin sẽ được xem xét cấp phép sử dụng khẩn cấp phòng chống dịch, tiêm rộng rãi tại Việt Nam. Tất cả các lô vắc xin trước khi tiêm thử nghiệm đều chịu sự giám sát, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt của Bộ Y tế.

Vắc xin Nanocovax do Công ty Nanogen sản xuất dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein của vi rút SARS-CoV-2. TNLS giai đoạn 1 vắc xin này đã bắt đầu từ ngày 17.12.2020 (đánh giá an toàn). Sau 4 - 5 tháng kể từ khi tiêm 2 mũi tiêm đầu tiên, nồng độ kháng thể hiện vẫn duy trì với mức cao.


 

 


Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?