Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của huyện Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của huyện Ia Pa về các vấn đề liên quan đến đầu tư, xây dựng và quản lý công trình giao thông, phòng-chống sạt lở bờ sông...

1. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, đầu tư xây dựng cầu tràn từ buôn Chan Dru qua buôn Chư Ton là khu sản xuất của các xã: la Tul, Chư Mố, la Trok, la Broai và cầu tràn từ bôn Tul đi qua khu sản xuất xã la Broăi để người dân thuận tiện vận chuyển nông sản, đi lại an toàn trong mùa mưa lũ.

Kết quả giải quyết:

Ngày 01/11/2023, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 3007/UBND-CNXD yêu cầu UBND huyện la Pa làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký danh mục đầu tư cầu tại vị trí khu Chan Dru đi qua khu sản xuất Ksor Prong (xã la Tul) và cầu qua đập tràn số 1 của Bôn Jứ (xã la Broăi, huyện la Pa) vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 theo quy định.

Ngày 03/07/2024, UBND huyện Ia Pa đã có văn bản số 1396/UBND-TCKH về đăng ký kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh.

Qua rà soát sắp xếp thứ tự ưu tiên danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2025- 2030, UBND huyện Ia Pa đăng ký đầu tư 20 dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh; trong đó, huyện ưu tiên đầu tư thứ 9 là Đường + tràn đi qua sông Tul (qua nhà thờ), xã la Tul và ưu tiên đầu tư thứ 14 là Cống liên hợp tràn trên tuyến đường từ khu Chan Dru qua sông Tul đến khu sản xuất Ksor Prong, xã la Tul.

Nhu cầu vốn đầu tư của huyện rất nhiều, ngân sách cấp trên khó đảm bảo đủ theo nhu cầu; trên cơ sở thứ tự ưu tiên đầu tư đã được UBND huyện sắp xếp đầu tư trong giai đoạn 2026-2030 tại văn bản số 1396/UBND-TCKH, đề nghị UBND huyện la Pa thực hiện theo phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách, cân đối ngân sách huyện đầu tư đối với 02 dự án nêu trên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của huyện.

2. Thời gian qua người dân rất lo lắng tình trạng sạt lở đất do quá trình khai thác cát của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện la Pa, vào mùa mưa lũ có nguy cơ làm mất đất sản xuất của các hộ dân gần bờ sông. Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, đầu tư làm bờ kè sông Tul, bờ kè sông Ba cho các xã phía Đông sông Ba để giữ đất sản xuất cho người dân. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức giám sát việc khai thác cát của các doanh nghiệp được cấp phép để đảm bảo an toàn xung quanh khu vực khai thác cho người dân, nhất là trẻ em (Cử tri huyện la Pa).

Kết quả giải quyết:

2.1. Về đầu tư xây dựng Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Ba trên địa bàn huyện Ia Pa:

Dự án Kè chống sạt lở bờ sông, suối khu vực Trạm bơm điện Chư Răng 2, khu vực thôn Quý Đức, khu vực cầu la Kdăm, huyện la Pa đã được Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023. Hiện nay dự án đang được xây dựng khẩn cấp để hoàn thành trong năm 2024.

Ngày 15/6/2023, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1462/UBND-NL về việc báo cáo kết quả thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quan tâm xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 3.144,0 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để xây dựng 24 dự án Kè chống sạt lở bờ sông, bờ suối tại các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần xử lý cấp bách nhưng chưa được bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh (trong đó có 02 dự án trên địa bàn huyện la Pa: Sạt lở Sông Ba (khu vực xã Chư Mố) với kinh phí 130 tỷ đồng; Sạt lở Sông Ba (khu vực xã Ia Broãi) với kinh phí 165 tỷ đồng). Hiện nay vẫn chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí vốn.

2.2. Về đầu tư xây dựng Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Tul trên địa bàn huyện la Pa:

Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Tul chưa được đưa vào Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị UBND huyện la Pa trình, bổ sung dự án đưa vào Kế hoạch số 1051/KH-UBND trong năm 2024. Sau khi được cập nhật, bổ sung vào Kế hoạch số 1051/KH-UBND, đề nghị UBND huyện la Pa đề xuất Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Tul, huyện la Pa trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.

2.3. Đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức giám sát việc khai thác cát của các doanh nghiệp được cấp phép để đảm bảo an toàn xung quanh khu vực khai thác cho người dân, nhất là trẻ em:

Để chủ động ứng phó sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ. Hàng năm trước mùa mưa bão hàng năm UBND tỉnh đều có các văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiều biện pháp như Công văn số 1836/UBND-NL ngày 14/7/2023, Công văn số 1831/UBND-NL ngày 29/7/2024 trong đó chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp phép, khai thác cát, sỏi trên sông, suối để hạn chế xảy ra sạt lở, đồng thời bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động cấp phép, khai thác cát sỏi.

Qua đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh: Nghiêm túc triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn lao động tại các khu vực mỏ khi khai thác để lại hố sâu ngập nước (như mỏ than bùn, cát xây dựng, đá xây dựng,...), cắm biển cảnh báo các khu vực nguy hiểm, đồng thời cử người thường xuyên theo dõi, bảo vệ tại khu vực mỏ; có kế hoạch dự kiến các tình huống, giả định sự cố có thể xảy ra trong quá trình khai thác và những biện pháp giải quyết kịp thời khi phát hiện có sự cố. Sau mỗi đợt mưa, bão, phải kiểm tra an toàn khu vực làm việc: mặt tầng, sườn tầng và những nơi xung yếu liên quan khác và khắc phục những vị trí mất an toàn (nếu có) trước khi cho người vào làm việc. Tuân thủ các biện pháp phòng và chống sự cố trượt lở, sụt lún trong khu vực khai thác và bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình khai thác mỏ và không ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất canh tác của người dân trong suốt quá trình hoạt động của mỏ. Khi có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc khai thác phải tạm đình chỉ hoạt động khai thác mỏ và tiến hành giải quyết thỏa đáng các khiếu nại, khiếu kiện, đồng thời báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và người dân xung quanh khu vực mở bị ảnh hưởng biết. Chỉ được phép hoạt động khai thác trở lại sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra và xác định đã hoàn thành việc xử lý các khiếu nại, khiếu kiện theo quy định.

Thời gian tới UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Ia Pa tiếp tục, chủ động công tác theo dõi, giám sát hoạt động khai thác cát như hiện nay đang thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Quy định về phân công trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 30/7/2021. Đặc biệt là trong công tác giám sát, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. Trong trường hợp địa phương không thực hiện giám sát, không có biện pháp ngăn chặn, phát hiện, xử lý khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm pháp luật trên địa bàn mà để việc khai thác cát dẫn đến sạt lở, ảnh hưởng đất sản xuất của dân, ảnh hưởng môi trường xung quanh, UBND tỉnh đề nghị toàn thể nhân dân, cử tri có phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp chỉ đạo xử lý trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác bảo vệ khoáng sản trên địa bàn quản lý.

Công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối khu vực trạm bơm điện Chư Răng 2 (huyện Ia Pa) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: Minh Phương

Công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối khu vực trạm bơm điện Chư Răng 2 (huyện Ia Pa) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: Minh Phương

3. Cầu Bến Mộng từ thị xã Ayun Pa qua xã la Broăi, huyện la Pa có bề ngang hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Đề nghị cấp trên quan tâm, mở rộng cầu, đồng thời nâng cấp độ bền của cầu để người dân đi lại đảm bảo an toàn (Cử tri huyện la Pa).

Kết quả giải quyết:

Cầu Bến Mộng bắt qua sông Ba (nối từ thị xã Ayun Pa qua xã la Broăi, huyện la Pa) nằm trên đường Hùng Vương thuộc thị xã Ayun Pa quản lý. Hiện trạng là cầu bê tông cốt thép có chiều dài toàn cầu 344m; khổ cầu rộng 4m+2xl,5m=7m tại vị trí nhịp thông thường và 6m+2x0,5m=7m tại vị trí nhịp tránh xe; cầu đang được UBND thị xã Ayun Pa quản lý vận hành khai thác theo thẩm quyền quy định tại Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2632/UBND-CNXD ngày 13/11/2022 của UBND tỉnh V/v giao thực hiện tổ chức giao thông trên các tuyến đường tỉnh, đường đô thị và đường huyện trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, UBND tỉnh đã có văn bản số 1849/UBND-CNXD ngày 30/7/2024, yêu cầu UBND thị xã Ayun Pa tăng cường công tác quản lý, sửa chữa bảo trì cầu đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn; đồng thời rà soát đánh giá sự cần thiết đầu tư thay thế hoặc nâng cấp mở rộng cầu cũ, để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng (nếu cần thiết) theo quy định.

4. Vào mùa mưa lũ, người dân Bôn Jứ, xã la Broăi bị cô lập do nước dâng, gây ngập lụt. Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, làm cầu dân sinh từ bôn Jứ, xã la Broăi qua xã la Rtô, thị xã Ayun Pa để người dân đi lại tránh lũ đảm bảo an toàn (Cử tri huyện la Pa).

Kết quả giải quyết:

Tại văn bản số 3007/UBND-CNXD ngày 01/11/2023, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện la Pa làm việc với việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký danh mục đầu tư cầu tại vị trí trên vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 theo quy định.

Ngày 18/7/2024, UBND huyện la Pa có văn bản số 1512/UBND-TCKH gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký 02 dự án cầu theo kiến nghị cử tri vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh.

UBND tỉnh tiếp tục có văn bản số 1849/UBND-CNXD ngày 30/7/2024, Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cầu trên vào danh mục đầu tư đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 theo quy định.

Về các nội dung đang chỉ đạo hoặc đang cho kiểm tra để có hướng giải quyết, xử lý; UBND tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo giải quyết dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.