Tự tin với sim rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một chủ trang trại ở Quảng Nam đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để trồng sim rừng và bước đầu cho kết quả khả quan.

 

 Ông Khôi bên đồi sim của gia đình - Ảnh: Mạnh Cường
Ông Khôi bên đồi sim của gia đình - Ảnh: Mạnh Cường




Ông Huỳnh Đăng Khôi (63 tuổi, xã Bình Lâm, H.Hiệp Đức, Quảng Nam) từng có giai đoạn “bươn chải”: xuất ngũ, cưới vợ sinh con và đưa cả gia đình vào TP.HCM lập nghiệp. Đó là năm 1990, khi đời sống ở quê nhà khốn khó. Tại TP.HCM, ông làm không biết bao nhiêu việc để mưu sinh, từ công nhân đến giao hàng vải… Khi có trong tay ít vốn, ông quyết định thành lập công ty, thuê đất làm xưởng in lụa… Đang ăn nên làm ra, ông lại bất ngờ quay về quê nhà, làm trang trại… nên bị gán cho cái tên Khôi “khùng”. “Người ta bảo mình “khùng” thì phải chứng minh cho họ thấy quyết định quay về quê là đúng đắn. Đi đâu cũng không bằng về quê hương”, ông trải lòng.

Chỉ sau 2 năm, ông đã biến vùng đất đồi núi rộng lớn trước đây vốn dĩ cằn cỗi thành rừng quế rộng hơn 9 ha, thêm ao nuôi cá 5 ha cùng nhiều loại cây ăn quả khác. “Năm trước, tôi mới bán rừng quế hơn 20.000 cây được khoảng 1 tỉ đồng”, ông chia sẻ.

Năm 2017, trong một chuyến ra thăm người thân ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), ông tham quan đồi sim xanh mướt. Sim khi có quả có thể đem bán hoặc dùng để chế biến thành rượu, làm mật. Ý tưởng trồng sim của ông Khôi nảy sinh từ đấy…

Ông bỏ ra gần 200 triệu đồng đi các vùng lân cận để tìm mua hơn 500 gốc sim mang về, đào hố trồng thử nghiệm. Sim nhanh chóng thích nghi và phát triển rất tốt ở vùng đất đồi núi Hiệp Đức, dù không cần chăm sóc nhiều. Sau 2 năm, cây đã cho hoa và kết trái. Năm 2019, ông thu vụ đầu tiên được hơn 200 kg, bán với giá 50.000 đồng/kg. Thấy sim mang lại giá trị kinh tế cao, cuối năm 2019 ông tiếp tục mua hơn 3.000 gốc sim về trồng.

Cây sim thường bắt đầu ra hoa từ tháng 3, đến tháng 6 thì thu hoạch. Ông chia sẻ, để sim đạt năng suất cao, trước thời điểm cây ra hoa khoảng 1 tháng thì bón phân vi sinh lượt đầu tiên; khi hoa kết trái gần hết thì bón lượt thứ 2… Cũng vì vụ sim diễn ra trong mùa hè nên phải thường xuyên tưới nước để lá cây xanh tươi và giúp quả mọng hơn. “Nếu chăm sóc tốt, 1 cây sim có thể thu từ 5 - 10 kg quả. Với giá bán 50.000 đồng/kg, nếu trồng cả ngàn cây sẽ cho thu nhập lớn trong khi chi phí bỏ ra không quá nhiều”, ông Khôi tự tin.

Ngoài trồng sim lấy quả, ông Khôi còn lên kế hoạch trồng… sim cảnh, bán vào dịp tết vì: “Hoa sim có màu tím rất đẹp nên chắc chắn thị trường rất ưa chuộng”. Ngoài ra, ông mở rộng dịch vụ ngâm rượu sim; đầu tư hàng trăm triệu đồng mua hơn 2.000 con trai giống (giá 80.000 đồng/con) thả nuôi thử nghiệm tại trang trại nơi có gần 3 ha mặt nước, với kỳ vọng hình thành mô hình nuôi trai lấy ngọc đầu tiên ở Quảng Nam.

 

Theo Mạnh Cường (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.