Khá giả nhờ nuôi "400 cây ATM biết bay"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cựu chiến binh Trần Đình Phong - người nông dân triệu phú nổi tiếng bởi nghề nuôi ong lấy mật ở vùng đất xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), được rất nhiều người biết đến. 400 đàn ong mật ông đang nuôi như nuôi "400 cây ATM biết bay" cho "tiền tươi thóc thật".



Hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật ở vùng đất xứ Mường, từng trải qua nhiều đắng cay, ngọt bùi trong nghề, nhưng ông Phong không chịu khuất phục trước khó khăn, quyết tâm phấn đấu phát triển kinh tế gia đình.

Từ 1 hộ gia đình khó khăn, thiếu thốn nay ông Phong đã trở nên giàu có nhờ phát triển nghề nuôi ong mật. Nhờ đó, cuộc sống thường ngày của gia đình ông Phong trở nên ấm áp, bình an và đủ đầy hơn trước, khiến nhiều bà con lối xóm nể phục.


 



Chia sẻ với PV Dân Việt về kinh nghiệm nuôi ong mật, ông Trần Đình Phong cho biết: "Tôi đến với nghề nuôi ong mật vì đây là công việc mang lại nhiều lợi ích, đầu ra cho sản phẩm mật cao và ổn định. Khi nuôi ong thu được nguồn mật sạch còn giúp cây cối trong vườn gia đình tôi thụ phấn tốt, đơm hoa, kết trái nhiều hơn. Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm rẫy và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm ong như trẻ nhỏ...".

Theo ông Phong, ong mật thường mắc phải bệnh bại liệt, ỉa chảy... nếu không kịp thời phát hiện để trị thì dễ lây lan dẫn đến mất luôn cả đàn.

Nhưng muốn phát hiện ong bị bệnh ỉa chảy nhanh thì người nuôi phải có cả kinh nghiệm và trang bị kỹ thuật thật tốt. Dùng thuốc không đúng mức sẽ làm lây lan bệnh dẫn đến mất cả đàn ong. Chỉ có sự kiên trì học hỏi thì mỗi người mới đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân.


 

Ông Trần Đình Phong đang trao đổi kỹ thuật nuôi ong mật với cán bộ khuyến nông xã.
Ông Trần Đình Phong đang trao đổi kỹ thuật nuôi ong mật với cán bộ khuyến nông xã.




Từ khi trở về quê hương, ông Phong luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo? Bươn trải nhiều năm với nghề nuôi gà, nấu rượu, nuôi lợn… nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn.

Với bản chất của người lính "bộ đội cụ Hồ", ông đã không cam chịu cái nghèo. Thấy nhiều người thành công từ nuôi ong lấy mật, ông đã mạnh dạn đầu tư vốn liếng, tìm hiểu kỹ thuật nuôi ong qua sách, báo, tivi, rồi bắt tay vào nuôi ong.

 Nhờ tính cần cù, chịu thương chịu khó, sau một thời gian ngắn ông Phong đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi ong.


 



Theo ông Trần Đình Phong, nuôi ong mật vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi công việc này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được.

Nuôi ong mật không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, có sức khỏe và cần mẫn "chạy" ong theo mùa hoa.

Hàng năm, các vụ hoa bưởi, cam, xoài, nhãn… liên tục gối nhau, chen giữa các vụ hoa này còn có thêm hoa khác để nuôi đàn ong làm mật.

Có nghề nuôi ong và thạo nghề, Phong hiểu rõ "tính nết" đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian hoa không nở rộ.


 



Hiện gia đình ông Phong nuôi hơn 400 đàn ong mật, được ông nuôi phân bố ở các xã, như: Thanh Hối, Gia Mô, Đông Lai (huyện Tân Lạc). Mỗi năm gia đình ông thu về hơn 2.000 lít mật. Thu nhập từ bán mật đạt khoảng 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông lãi gần 500 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Phong còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội CCB xã. Ông luôn tận tình hướng dẫn các hội viên kỹ thuật nuôi ong đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiệt tình tham gia công tác xã hội ở khu dân cư, được bà con tin tưởng và kính trọng.


 

Nhờ ham mê thích thú nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi qua sách báo rồi đúc rút kinh nghiệm thực tế , ông Phong đã giàu lên từ nuôi ong, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Nhờ ham mê thích thú nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi qua sách báo rồi đúc rút kinh nghiệm thực tế, ông Phong đã giàu lên từ nuôi ong, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.



Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Hội CCB xã Thanh Hối (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), cho hay: "Ông Trần Đình Phong là hội viên tiêu biểu với ý chí vững vàng, cần cù lao động phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Không chỉ nỗ lực vươn lên thoát nghèo, hăng say trong sản xuất mang lại nguồn kinh tế khá giả, ông Phong còn là hội viên nhiệt tình trong công tác tuyên truyền, kêu gọi hội viên giữ gìn vệ sinh đường xá; hưởng ứng các cuộc vận động, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên được nhiều người quý mến và học tập làm theo".
 

Đến nay, gia đình ông Trần Đình Phong có kinh tế ổn định và khá giả nhờ nghề nuôi ong mật.
Đến nay, gia đình ông Trần Đình Phong có kinh tế ổn định và khá giả nhờ nghề nuôi ong mật.



Say mê đàn ong mật, thuộc làu làu từng tập tính sinh của bầy ong, ông Trần Đình Phong tự ví mình cũng như loài ong thợ, cần mẫn và đam mê để gom góp chút mật ngọt cho đời.

 Khi cuộc sống không còn bị ràng buộc quay quắt bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền, là người lính già Trần Đình Phong nghĩ đến việc nhường cơm, sẻ áo cho những người có cuộc sống khó khăn vất vả hơn mình. Ông sẵn sàng dang rộng đôi tay với những mảnh đời thua thiệt, ngay cả với nghề nuôi ong mật.

Phẩm chất người lính và tinh thần vì đồng đội ấy vẫn luôn cháy trong ông, chưa khi nào tắt lửa bởi ông Phong tâm niệm rằng: "Cuộc sống sẽ giàu có hơn, hạnh phúc hơn nếu như giúp được ai đó có được nguồn thu nhập ổn định như mình".

 

https://danviet.vn/kha-gia-nho-nuoi-400-cay-atm-biet-bay-20200516122206915.htm

Theo Hà Hoàng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.