Từ chuyện khắc tên lên di tích...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dư luận Nhật Bản đang dậy sóng với việc một anh chàng tên Hào đã kỳ công khắc tên mình lên hòn đá tại một khu di tích nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc. Và không chỉ ở Nhật, tại Việt Nam, tất cả các anh tên Hào cũng đã và đang được... đưa vào tầm ngắm. Gì chứ truy tìm thì cư dân mạng rất tài, họ sẽ tìm ra cái anh chàng vô ý thức ấy, tôi tin là thế.
Không dám chắc chắn nhưng dân mạng đồn đoán rằng 99% cái anh tên Hào ấy là người... Việt Nam. Và nếu đúng thế, một cái tên Việt Nam cụ thể với một việc làm cụ thể lại được... bêu gương, không chỉ trong phạm vi “đóng cửa bảo nhau” mà trên toàn thế giới, ít nhất là trong cộng đồng du lịch và mạng.
 Biểu tượng của núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Biểu tượng của núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Tôi đang được mời làm cố vấn văn hóa cho một khu du lịch rất lớn của một tập đoàn lớn. Hôm xuống xem thấy có một khu Tây Nguyên và tôi đã hết sức thất vọng thốt lên, rằng đây hoàn toàn không phải Tây Nguyên, đây là trí tưởng tượng của những người chưa từng đặt chân lên Tây Nguyên, chưa biết Tây Nguyên là gì, làm méo mó sai lệch hết Tây Nguyên. Và, họ đồng ý bỏ hết những gì không Tây Nguyên ở đấy, trước hết là dẹp ngay một hệ thống tượng gỗ các loại đặt lổn nhổn trước nhà rông (cũng hết sức sai từ bố cục, tỷ lệ đến kết cấu bên trong), rồi sau đấy sẽ xử lý cái nhà rông mà không phải nhà rông kia. Tương tự như thế là mấy hạng mục truyền thống dân tộc khác. Nhận ra một điều, họ rất nghiêm túc trong việc tiếp nhận sự thật, dù đã bỏ ra rất nhiều tiền để làm và giờ là... phá. Dẫu đây không phải bảo tàng để phải chi ly từng chút một, nhưng du lịch chính là bộ mặt của cuộc sống ấy, sự thật ấy, không thể nhân danh du lịch mà qua loa đại khái, mà cẩu thả được.
Gần đây, tôi cũng được mời tư vấn xem đặt gì trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) làm biểu tượng. Suy nghĩ mãi, tôi cho rằng tốt nhất là hết sức tối giản, là kiếm một cục đá lớn, loại đá granite rất nhiều ở Gia Lai ấy, tham vấn mấy ông họa sĩ, điêu khắc về hình thù của nó, độ lớn của nó để phù hợp với cảnh quan và diện tích xung quanh, rồi tìm cách cẩu nó lên, thả xuống đấy, như hờ hững, như bất chợt, như là ngẫu nhiên hoặc như nó đã ở đấy từ lâu rồi, có thể khắc thêm mấy chữ cũng như là... vô tình chứ đừng linh đình long lanh sặc sỡ quá: Đỉnh Chư Đăng Ya, kinh độ, vĩ độ, độ cao... Chúng ta tham gia vào tự nhiên bằng cách tốt nhất là... đừng tham gia gì cả, giữ nguyên hiện trạng cho nó, bởi bản thân tự nhiên đã là sự sắp đặt tuyệt vời rồi. Nếu bắt buộc phải tham gia thì hãy giúp nó trở về tự nhiên một cách hợp lý nhất, cho thấy con người can thiệp vào ít nhất. Bởi bản thân chúng ta cũng là sản phẩm của tự nhiên. Can thiệp vào tự nhiên là cách con người khiến tự nhiên nổi giận nhanh nhất. Và hơn cả, những người có trách nhiệm đã tìm được cả một tảng nham thạch lớn đặt trên đỉnh Chư Đăng Ya trước khi lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya khai mạc.
Tây Nguyên là một thực thể, có không gian của nó. Nguy nhất là bây giờ du lịch đang cắt khúc Tây Nguyên ra thành một vùng đất vô hồn. Một ví dụ: dã quỳ chỉ đẹp khi nó... liền cây, khi nó miên man rợn ngợp thế. Ngắt ra thì nó héo ngay, dù cắm lập tức vào lọ. Nên thi thoảng thấy có người... diễn, cắm lọ dã quỳ rồi chụp ảnh, ôm dã quỳ rồi ngoẹo đầu cười, bỏ dã quỳ vào gùi để quay phim... ta thấy một dã quỳ nhợt nhạt, vô hồn, một dã quỳ đã... chết.
Cũng như thế, cái nhà rông luôn gắn với một không gian làng. Dựng nó riêng một góc, thậm chí dựng trên phố thì nó không là nhà rông nữa bởi đã bị tách khỏi không gian vốn có. Không có làng, nhà rông chỉ là một thứ vô hồn. Chúng ta đang có rất nhiều nhà rông vô hồn như thế, ở khắp cả nước. Chả phải ngẫu nhiên mà ngay trên phố Pleiku cũng từng có đến mấy cái nhà rông, dựng khá tốn kém, nhưng rồi lặng lẽ mất đi không kèn không trống, rất ít người còn nhớ từng có những cái nhà rông khổng lồ giữa TP. Pleiku một dạo.
Du lịch đánh thức buôn làng nhưng cũng xâm lấn buôn làng. Đã có nhiều cảnh báo về việc này và có cảnh báo thêm cũng không thừa. Tất nhiên cuộc sống không bao giờ có sự công bằng tuyệt đối, được cái này phải mất cái kia. Sự phát triển nào cũng đi kèm mất mát. Nhưng cố làm sao cái mất phải nhỏ hơn cái được và cái được phải là bản chất, là hạt nhân của đời sống, là cái trường tồn, mãi mãi. Bởi vật chất đành rằng không bao giờ là đủ, nhưng cái cuối cùng còn lại phải là văn hóa, là cốt lõi đời sống nhân văn của con người. Những thứ ấy không ngày một ngày hai có được. Nó là sự dồn nén, tích tụ, vun vén từ hàng ngàn đời, nó tồn tại vì nó hợp quy luật.
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.