Truyện ngắn: Chớ đừng buông ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Năm nhìn mấy đứa con, lắc đầu. Hạn không biết bao giờ mới dứt. Nắng nóng muốn bổ con người ta ra từng mảnh như bổ khúc củi khô đét. Kênh rạch còn nước, mà nước từ biển ngấm dần vô, mặn xót con mắt.

 

 Minh họa: KIM DUẨN
Minh họa: KIM DUẨN


Nhỏ Út chỉ lớp bột mỏng trắng bám trên đất sau đợt nước nhiễm mặn rút, la chị Hai ơi có tuyết. Hai cốc đầu nó cái cốp, muối đó chứ tuyết gì, chạy lẹ vô phụ chị Ba mày nấu cơm, tao ra coi ổ trứng gà, lấy một cái lát dầm nước mắm. Út ôm đầu mếu máo, nghe trứng gà dầm nước mắm lại toe toét cười chạy ù vô bếp.

Ông Năm nhìn mấy đứa con, lắc đầu. Hạn không biết bao giờ mới dứt. Nắng nóng muốn bổ con người ta ra từng mảnh như bổ khúc củi khô đét. Kênh rạch còn nước, mà nước từ biển ngấm dần vô, mặn xót con mắt.

Bao nhiêu tiền đổ hết vô mua nước ngọt, cầm cự giữ cho vườn trái cây chỉ còn thoi thóp. Bấm bụng tính, ông Năm không chắc mình ráng được bao lâu. Nhìn đám con ăn dè sẻn vầy, cái trứng gà cũng tiếc, ông xót.

Từ nhà sau, giọng con Hai bài hải méc, ba ơi thằng Tỵ qua ăn cắp trứng gà. Ông Năm thở hắt, thằng quỷ nhỏ đó tối ngày ở không sinh tật.

Cha bỏ đi, Tỵ ở với mẹ và bà ngoại, mẹ cũng đi làm xa có khi hai ba bữa mới về. Lúc bà chưa mất còn có người coi nó, giờ còn mình ên nó cứng đầu như con khỉ nhỏ. Biểu dọn qua ở đây thì lắc đầu, mà hở chút chạy qua rình lấy cái này chôm cái kia cho con Hai chửi rát họng. Ông Năm ngoái đầu nói vọng ra sau, thôi kệ nó đi con.

Nhưng con gà mái bị nó phang khúc củi chết queo rồi ba ơi, giọng con Hai mếu máo. Ông Năm nhấp ngụm trà, tưởng con Hai chỉ méc ba cái vụn vặt như mất củi mất trái cây gì đó. Nghe hai chữ con gà, ông quăng luôn chung trà, chạy hộc ra sau.

Trước khi ông kịp la thằng trời đánh đừng để tao thấy mặt mày nữa, Tỵ đã lủi mất dạng. Chỉ còn con Hai ngồi ôm con gà khóc lem luốc mặt mày, bên mớ sống đời gặp nước mặn úng ra như một bãi ói.

Nhìn con gà luộc nằm giữa bàn, ông Năm dở khóc dở cười. Lâu lâu nhà có món ngon, ăn một bữa nhịn mười bữa. Con Hai chưa nín khóc, nó cứ hức hức tiếc con gà, tiếc đám trứng sẽ không bao giờ có nữa.

Con Ba e dè nhìn lớp da gà óng mỡ nuốt nước miếng, nhìn qua ba và chị, làm bộ như mình đâu có thèm ba cái đồ quỷ này. Chỉ có nhỏ Út vô tư, mắt long lanh chóp chép luôn miệng, thịt gà thịt gà thịt gà.

Cắn cái chân gà, không dám tự thú với mình là nó ngon, ông Năm ngó ra cánh cửa sổ đang chia bầu trời thành những ô vuông. Từ ô cao nhất, mây đen đã lừ lừ đi tới. Lòng ông khấp khởi mừng, gió u u vầy chắc vài bữa nữa mưa. Mưa đi, tưới mát cả cây cỏ lẫn con người đã oằn chịu dữ lắm rồi. Nước ngọt làm ơn đẩy đám mặn đi, để vườn nhà ông ráng ngóc đầu dậy trở lại.

Con Ba bật tivi, trúng ngay kênh đang báo sắp có giông, có thể xuất hiện lốc xoáy. Dự báo vầy là sẽ có mưa thiệt. Còn lớn nữa.

Để chắc ăn, ông Năm ngó quanh nhà, nghĩ coi cần gia cố cái gì đề phòng. Chà, cái nhà sau lo gió dữ hất tốc mái. Mà cũng chưa chắc có lốc. Năm ngoái dự báo y vầy, chỉ có mấy đợt gió oằn cột nhà kêu cọt kẹt chút đỉnh.

Ba ăn cái này nè ba, con Hai gắp vô chén ông Năm cái đầu gà, thứ ông khoái. Đang ăn, nhỏ Út cũng bắt chước chị bỏ miếng thịt cắn dở vô chén ông.

Con Ba nhìn ông, chờ ông sai biểu nếu cần, nó là đứa thể hiện yêu thương âm thầm. Ngó mấy đứa con, mắt ông bắt đầu mờ khi nước mắt ầng ậng trào. Ông cười khi nghĩ tới cơn mưa lớn sắp đổ xuống, xua xua mấy đứa nhỏ, ăn cơm ăn cơm.

"Tụi con chui vô đây, lẹ lên", ông Năm cho con Ba chui xuống gầm giường trước. Nhỏ Út ôm được con chó mực rồi mới chịu để chị Hai lôi vô gầm giường. Ông kiếm thêm đồ che lên trên giường cho chắc chắn. Căn nhà dưới sức gió bầm hết mình mẩy, răng rắc từng hồi. Mưa chưa kịp mừng mà đã vậy.

Con Hai giục ông Năm chui lẹ vô. Lốc tới rồi. Những tiếng va đập cứ đột ngột vang lên, báo hiệu nhà của ai đó vừa bị tốc mái. Vừa đưa chân lọt vô tới đầu gối, ông khựng lại, lẹ lẹ rút ra. Con Hai hét át tiếng mưa, ba đi đâu vậy ba.

Ông không ngoái đầu lại, chụp lấy cây đèn pin, kêu tụi con chui sâu vô trong, ba qua coi thằng Tỵ. Con Hai ôm chặt hai đứa em không cho tụi nó chạy theo ba, vừa khóc vừa la, ba điên rồi mới đi cứu thằng quỷ đó.

Gió giật càng ngày càng mạnh, tước từng đợt vách nhà. Tưởng như ai đó đang lột dần cái bắp chuối, từ từ tiến tới những non mềm yếu ớt bên trong.

Đường dây điện bị kéo đứt, bóng tối ngoạm lấy căn nhà. Nhỏ Út sợ quíu ôm chặt con chó mực, con Ba ôm nó, con Hai ngoài cùng ôm cả đám.

Tụi nhỏ co người lại chừa sẵn chỗ cho ba. Tiếng cột đổ đằng xa làm con chó giật mình tru ư ử. Con Ba run run, tay lạnh ngắt, giọng nghèn nghẹn không biết ba có bị gì không chị. Con Hai nạt, đừng có trù, ba hông sao đâu, trong khi bụng nó cũng đánh lô tô.

Không biết bao lâu sau, ông Năm mới xộc được vô nhà. Lẹ lẹ đẩy thằng Tỵ ướt nhem vô gầm giường trước, ông soi đèn pin đếm đủ ba đứa con, chậc lưỡi ngồi luôn ở ngoài. Ông kéo miếng ván che lên mình.

Con Ba khóc, ba chui vô đi ba. Nhỏ Út cũng đã ràn rụa, xích sát sát cho ba vô coi. Con Hai rống lên, hết chỗ thì ba cho nó ra ngoài đi. Thằng Tỵ lạnh quá không nói được gì, răng đập vô nhau lốp cốp tưởng kiểu gì cũng gãy vài cái.

Ông Năm nạt, nằm im hết coi. Tụi nhỏ giật mình, nín thinh nằm ngoan dưới gầm giường. Con chó mực bị nước nhểu trúng la ư ử, chui ra kiếm chỗ trú khác. Nhỏ Út bò ra theo. Khi con Hai la giữ con Út lại, nó đã bò tới bàn nước.

Trước khi có ai kịp phản ứng, thằng Tỵ nhào chạy ra ôm cứng con Út. Nghe tiếng đổ sụp của mái nhà, Tỵ lôi lẹ Út trốn vô gầm bàn.

Ông Năm lao tới, đưa lưng chắn cho hai đứa nhỏ. Một tiếng rầm vang lên, cây đèn pin bị hất văng tắt ngúm, không ai còn thấy gì.

Cuối cùng cơn giông và lốc cũng tan. Bốn đứa con nít bu quanh ông Năm, coi ông có bị làm sao không. Lau chút máu đọng trên vai, ông cười, làm bộ gồng tay tạo dáng lực sĩ, khà khà còn mạnh cùi cụi. Tụi nhỏ mạnh nhau đứa nào đứa nấy òa ra khóc.

Thằng Tỵ nhớ lại cảnh nó nằm chèm nhẹp như con chuột giữa căn nhà sắp bị lốc bứng, ông Năm xông vô túm nó ra. Mặc kệ căn nhà đổ bất cứ lúc nào, kệ nó giãy giụa, ông ôm chặt nó, nói át tiếng mưa, làm gì làm chớ đừng buông ra.

Chớ đừng buông ra. Ông Năm cũng la câu này khi kêu tụi nhỏ nắm chặt lấy nhau, lúc giông chưa tắt. Phải ba mẹ thằng Tỵ chịu nhớ câu này, đâu có ai rời đi. Tỵ lôi trong bụng ra gói khăn ướt mem, đưa cho con Hai, miệng mếu như sắp gãy, em trả.

Con Hai mở mấy lớp khăn, hết hồn thấy mớ trứng gà bể nát, hất mặt chôm chi rồi trả.

Tỵ mếu hơn cả lúc nãy, lấp bấp mẹ em sắp về, mẹ có em bé, em lấy cho mẹ.

Không nói không rằng, con Hai nhoài tới ôm chặt thằng nhỏ. Nó đoán chắc lúc trộm trứng bị gà mẹ mổ, thằng Tỵ sợ mới đập con gà, đâu ngờ mạnh tay làm chết.

Ông Năm nhìn mấy đứa nhỏ, lại nhìn đống đổ nát, nhìn ánh sáng còn kịp lên sau cơn lốc dữ. Con Hai, con Ba, nhỏ Út. Thằng Tỵ. Cả con mực. Thôi còn đủ hết, có gì thì làm lại. Miễn đừng buông nhau ra.

 

Theo PHÁT DƯƠNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.