(GLO)- Ngày 21-11, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức khai giảng 2 lớp truyền dạy cồng chiêng cho 30 thanh niên của xã Ia Broăi và 30 học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Pờ Tó).
(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
(GLO)- Hơn 1 tháng qua, cứ khoảng 18 giờ 15 phút hàng ngày, người dân xã Chrôh Pơnan (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) lại được nghe thấy tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang hòa theo làn gió. Đó là tiếng cồng, tiếng chiêng của các học viên đang theo học lớp truyền dạy cồng chiêng.
(GLO)- Không chỉ là nghệ nhân tâm huyết trong việc truyền dạy cồng chiêng, múa xoang, già làng Đinh Chram (SN 1961, làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) còn là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân.
(GLO)- Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (SN 1956, làng Kép, phường Đống Đa) được biết đến là người tạc tượng gỗ dân gian nổi tiếng ở phố núi Pleiku. Ông còn là một người thầy đặc biệt của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả người nước ngoài yêu văn hóa Tây Nguyên.
(GLO)- Với quyết tâm phát huy giá trị các di sản văn hóa, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đưa cồng chiêng vào trường học truyền dạy cho học sinh, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu để từ đó ra sức giữ gìn, phát huy.
(GLO)- Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, là điểm sáng của giáo dục vùng khó.
(GLO)- Sau 15 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ở Gia Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều chính sách cũng như các hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trong điều kiện và bối cảnh, môi trường cụ thể nhằm đạt đến hiệu quả tích cực nhất.