Trường hợp nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ hưởng chế độ hưu trí. Có trường hợp nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn?

Theo điều 169 bộ luật Lao động 2019, người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Tuy nhiên, không nghỉ cao hơn quá 5 tuổi so với quy định tuổi nghỉ hưu trong điều kiện động bình thường, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Theo đó, một số trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm:

1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Tại khoản 1, điều 2, Nghị định 83 năm 202 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, những diện được nghỉ hưu ở tuổi cao gồm:

Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Ủy viên Ban Thường vụ kiêm trưởng các ban đảng của Thành ủy TP.Hà Nội và TP.HCM Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

Khoản 2, điều 2 của Nghị định 83 cũng quy định diện nghỉ hưu cao hơn tuổi quy định là công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Khoản 3, điều 2 của Nghị định 83 nêu rõ các diện không được áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm:

Cán bộ giữ chức vụ từ bộ trưởng hoặc tương đương trở lên Cán bộ, công chức quy định thuộc các diện khoản 1 là Ủy viên Trung ương Đảng Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội.

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của đảng.

Đối với cán bộ, công chức thuộc khoản 1, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi. Đồng thời, những cán bộ, công chức trên khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối với cán bộ, công chức thuộc khoản 2, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

2. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

Ngoài ra, Nghị định 50 năm 2022 cũng quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể là đối với các diện:

Viên chức có học hàm giáo sư, phó giáo sư Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là tiến sĩ hoặc chuyên khoa 2 Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, những diện này có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định về tuổi nghỉ hưu nhưng không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Như vậy, năm 2024, những viên chức thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định có thể làm việc đến năm 66 tuổi với người lao động nam và 61 tuổi 4 tháng với người lao động nữ.

Điều kiện để các trường hợp này nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm: đơn vị nơi viên chức làm việc có nhu cầu; viên chức có đủ sức khỏe; viên chức không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Tết Âm lịch kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy, ngày 25/01/2025 dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).