Trồng táo tại gia sai trĩu trịt, mẹ 8X Quảng Ninh có góc sống ảo mãn nhãn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Là người yêu thích làm vườn và có khá nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây, trồng rau tại nhà, chị Yến Phương (sinh sống ở Quảng Ninh) đã có những chia sẻ chi tiết về việc trồng táo để bội thu quả, hái mỏi tay không hết.

Theo chị Phương, táo ta là loại cây có sức đề kháng cao và cây ít sâu bệnh. Thời gian thích hợp nhất để trồng táo ở miền Bắc là từ tháng 2 – tháng 4, còn miền Nam thì từ tháng 5 đến tháng 6.

Giống táo được chị Yến Phương chọn là giống táo Thái Lan, chị mua cây ghép. Cây táo để trồng nên chọn cây gốc to, không cần quá cao nhưng lá phải xanh tươi và không bị vàng héo. Giống táo này quả to, dạng tròn hoặc dài, có vị ngọt, giòn, ít chua, mọng nước không bị nhớt khi chín.

 

Cây táo nhà chị Yến Phương chi chít quả, ai nhìn cũng phát thèm.
Cây táo nhà chị Yến Phương chi chít quả, ai nhìn cũng phát thèm.


Kỹ thuật trồng táo và cách chăm sóc cây táo

Theo chị Phương, về đất trồng, cây táo có thể trồng trên nhiều loại đất như đất chua, đất mặn, đất sét, hoặc đất cát

Để trồng táo, chị cũng chọn mua giống ở các địa chỉ bán giống cây có uy tín, chọn cây ghép cành sẽ có sản lượng cao, tuổi thọ lâu hơn, sức sống và sinh trưởng mạnh mẽ hơn.

Chị Phương chia sẻ, thời gian đầu mới trồng, chị tưới 1 ngày/lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau 1 tháng cây bén rễ, phát triển cứng cáp thì cứ 1 tuần bón phân chuồng hoặc phân đạm pha loãng.

Khi cây bắt đầu nở hoa bón NPK kết hợp với phun bón lá Amino Kyto liều lượng 30ml/bình 16 lít thêm phân giác nhà ủ gì tưới đó.

Theo chị Phương, cây táo thường có bệnh sâu cuốn lá,bọ lá xanh, rệp phấn, bệnh ghẻ, bệnh thối quả hoặc sâu đục thân. Do đó, chị chọn các loại thuốc an toàn để diệt trừ sâu theo đúng khuyến cáo.

Chị Phương cho hay, sau khi đã thu hoạch hết quả, muốn cây có năng suất cao, có tuổi thọ lâu, không bị già, cằn cỗi, chị đốn hết cây, chỉ để lại 1 đoạn cách thân từ 20-30cm. Những đốn này sẽ phát ra những mầm mới, rồi phát triển thành cây và tiếp tục cho quả vào vụ sau.

Dưới đây là hình ảnh "góc sống ảo" của chị Yến Phương:

 

Chị Phương hái mỏi tay không hết.
Chị Phương hái mỏi tay không hết.
Cây táo để thành góc sống áo, cho ra đời những bức ảnh đẹp để khoe với mọi người trên mạng.
Cây táo để thành góc sống áo, cho ra đời những bức ảnh đẹp để khoe với mọi người trên mạng.
Chị trồng giống táo Thái Lan, cây ghép.
Chị trồng giống táo Thái Lan, cây ghép.
Rau, trái trong vườn trong một lần thu hoạch trong khu vườn rộng 300m2.
Rau, trái trong vườn trong một lần thu hoạch trong khu vườn rộng 300m2.
 

https://danviet.vn/trong-tao-tai-gia-sai-triu-trit-me-8x-quang-ninh-co-goc-song-ao-man-nhan-20220108215735135.htm


Theo Mộc (Dân Việt/Ảnh trong bài do NVCC)

 

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Lợi cho dân, cần làm sớm

Lợi cho dân, cần làm sớm

Nếu chứng kiến niềm vui của người dân được trả lại quyền lợi bị treo theo các quy hoạch, các dự án lưu cữu ở khắp nơi, thì việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm chắc chắn sẽ được đẩy nhanh, đẩy mạnh trong thời gian tới.