Trong cuộc chiến chống tham nhũng, báo chí là "người lính tiên phong"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tham nhũng là “giặc nội xâm”, đe dọa sự phát triển của đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, báo chí là “người lính tiên phong”, dũng cảm vạch trần cái sai. Với cây bút và sự thật làm vũ khí, các nhà báo đang âm thầm cống hiến, phục vụ đất nước.

Tham nhũng là “giặc nội xâm”, đe dọa sự phát triển của đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, báo chí là “người lính tiên phong”, dũng cảm vạch trần cái sai. Với cây bút và sự thật làm vũ khí, các nhà báo đang âm thầm cống hiến, phục vụ đất nước.

Không ít các đại án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng được báo chí phát hiện, lên tiếng đã trở thành nguồn thông tin ban đầu để các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh và xử lý.  Tuyến bài “Chiêu trò trục lợi chính sách ở Trà Vinh” trên báo Thanh niên là một ví dụ.

Với sự vào cuộc của các phóng viên Báo Thanh niên đã phanh phui làm rõ về tình trạng nhiều người dân thường đến một số cán bộ, công chức ở tỉnh Trà Vinh đứng ra làm 'cò' đất, phù phép sử dụng tên của những người thuộc diện chính sách, các mẹ Việt Nam Anh hùng để trục lợi, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng ngân sách.

Nhà báo Bắc Bình (Báo Thanh Niên) bên trái nhận giải C - Giải Báo chí phòng chống tham nhũng năm 2021 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Nhà báo Bắc Bình (Báo Thanh Niên) bên trái nhận giải C - Giải Báo chí phòng chống tham nhũng năm 2021 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Sau tuyến bài, năm 2021 cơ quan chức năng khởi tố vụ án, nhiều lãnh đạo từ cấp huyện đến cấp tỉnh có liên quan ở Trà Vinh đã phải ra hầu tòa. Nhà báo Bắc Bình, một trong những tác giả của loạt bài viết này cho biết, “Gặp rất nhiều khó khăn mà nhiều lúc tưởng chừng như là nội dung này không thể hoàn thành được. Tuy nhiên do sự thôi thúc của độc giả, cũng như mong muốn của chúng tôi là làm cho thật tốt hơn nền hành chính công vụ của tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả nước nói chung, cũng như nâng cao uy tín của chính quyền trong mắt nhân dân”- Nhà báo Bắc Bình nói.

Cùng với việc phanh phui những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhiều nhà báo còn đầu tư tâm sức, dày công nghiên cứu, nhận diện những biểu hiện tiêu cực trong bộ máy công quyền khi mới manh nha để kịp thời có tuyến bài cảnh báo, đi sâu phân tích nguyên nhân tìm giải pháp, "phương thuốc" chữa trị, lấy lại lòng tin của nhân dân với Đảng, nhà nước.

Với loạt bài “Thuốc nào trị bệnh sợ sai” một đề tài nhạy cảm, đụng chạm, phát sóng vào tháng 3.2023, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên chỉ rõ, gọi đúng tên "bệnh sợ sai", căn bệnh gây hệ lụy ở một loạt ban ngành, địa phương, kéo lùi sự phát triển KT-XH, gây bức xúc trong nhân dân.

Trao giải cho các tác giả đoạt giải A Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 4 năm 2022-2023.

Trao giải cho các tác giả đoạt giải A Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 4 năm 2022-2023.

Đại diện nhóm nhà báo thực hiện tuyến bài, nhà báo Lại Hoa, Ban Thời sự (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ “Chúng tôi làm việc suốt 3 tháng, có lúc đến tận 10 giờ đêm vẫn cùng nhau nghiên cứu tài liệu, viết đi rồi viết lại, có những bộ, ngành địa phương không hợp tác, thậm chí còn ngăn cản tiếp cận thông tin. Nhưng chúng tôi biết, nếu không có báo chí vào cuộc quyết liệt, tình trạng lãng phí tài sản công đó vẫn không thể có hồi kết, trong khi người dân trông chờ, mong ngóng từng ngày. Vì vậy chúng tôi càng quyết tâm với vai trò của báo chí vào cuộc quyết liệt để giải quyết tình trạng này”

Thực tế công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực cho thấy nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực được phát hiện từ báo chí, truyền thông. Đây là điều không thể phủ nhận và được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận “Tôi có thói quen nghe đài, đọc báo vào buổi sáng, về cơ bản thì thấy có những vụ việc từ báo chí thì thấy là nói trúng, nói đúng. Theo dõi thì thấy sau này cũng có những vụ việc được xử lý. Đặc biệt là có nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực từ báo chí phanh phui các vụ việc đưa lên công luận thì mới có hướng xử lý, chứ không phải một cơ quan đơn vị nào khác.”- một người dân ở Thủ đô chia sẻ.

Nhà báo Ngô Đức - Ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc, Đài TNVN trong một lần tác nghiệp.

Nhà báo Ngô Đức - Ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc, Đài TNVN trong một lần tác nghiệp.

Phía sau những bài viết chống tham nhũng, tiêu cực, vạch trần sự thật đó là rất nhiều khó khăn và thậm chí là vô vàn hiểm nguy luôn rình rập các nhà báo. Đó có thể là những đe doạ bằng vũ lực, khủng bố tinh thần, là sự mua chuộc bằng tiền bạc.

Nếu các nhà báo không kiên định, không dũng cảm đi đến cùng sự việc thì cũng khó mà có nổi những bài báo phanh phui sự thật.

Mỗi tác phẩm là kết tinh của tinh thần quả cảm, sự lao động miệt mài, sáng tạo, nghiêm túc, thấm đẫm mồ hôi, công sức của các nhà báo và trên hết đó là tinh thần “dấn thân”, sự dũng cảm quên mình của mỗi nhà báo.

Đại biểu Quốc hội, Hoàng Đức Thắng ghi nhận: “Lực lượng báo chí là những người đã dấn thân vào sự nghiệp này, là một lĩnh vực có rất nhiều rủi ro và phải chịu nhiều áp lực, bên cạnh đó còn có những viên đạn bọc đường, những cám dỗ, mà chỉ là tâm sáng, bản lĩnh chính trị của người làm báo đủ sức mạnh để vượt lên được những sự cám dỗ đó. Có những sự hy sinh, dấn thân rất cao cả của đội ngũ phóng viên, báo chí trong các vụ việc trực tiếp phát hiện ra những vi phạm để đưa ra ánh sáng, đưa ra công luận.”

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, đã có biết bao thế hệ nhà báo có những đóng góp cho công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các hạt giống mới, những chiến sỹ tiếp bước tiên phong trên mặt trận tư tưởng, cũng đang được vun trồng với tinh thần tinh thông nghề nghiệp, giữ vững dũng khí “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

Các nhà báo tác nghiệp ở nhiều môi trường, nhiều lĩnh vực.

Các nhà báo tác nghiệp ở nhiều môi trường, nhiều lĩnh vực.

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cái nôi đào tạo những nhà báo tâm huyết, dấn thân, đã và đang có những phương pháp để đào tạo những nhà báo tương lai tham gia tích cực hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, như chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, “Chúng tôi lồng ghép sâu sắc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp trong toàn bộ chương trình đào tạo. Các học phần như đạo đức và pháp luật báo chí, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, hay báo chí điều tra, thì không chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức mà còn giúp sinh viên nhận thức sâu sắc vai trò xã hội sứ mệnh và trách nhiệm công dân của người làm báo. Chúng tôi đặt mục tiêu sinh viên của chúng tôi không chỉ biết làm nghề, mà phải biết làm nghề đúng và có trách nhiệm”.

Để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, trách nhiệm đặt ra cho mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí càng lớn lao, đặc biệt cần hơn thật nhiều những nhà báo “Bút sắc, lòng trong” trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân Vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đề nghị: “Để phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trò tiên phong của Báo chí trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước, để báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động đúng định hướng, tham gia tích cực, có hiệu quả trong đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ của Đảng viên và đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phản ánh và phê phán mạnh mẽ tình trạng đùn đẩy, thoái thác sợ trách nhiệm không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên”. 

Báo chí không phải lực lượng duy nhất trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhưng lại là lực lượng luôn đi đầu và mỗi nhà báo Việt Nam vẫn đang tiếp tục cháy hết mình viết tiếp trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam.

(Theo Nguyên Nhung/VOV1)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null