Trái phiếu doanh nghiệp: Bất động sản đang là "con nợ" lớn nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong hai tháng đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 11.639 tỉ đồng (chiếm 60%) trái phiếu doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp khác phát hành 6.001 tỉ đồng (chiếm 31%)...
Các doanh nghiệp bất động sản đang trở thành nhóm chủ chốt phát hành trái phiếu trên thị trường. Ảnh: Hải Nguyễn
Các doanh nghiệp bất động sản đang trở thành nhóm chủ chốt phát hành trái phiếu trên thị trường. Ảnh: Hải Nguyễn
Đó là thống kê vừa mới công bố của Công ty Chứng khoán SSI. Theo thống kê này, trong hai tháng đầu năm 2020, các công ty bất động sản tiếp tục trở thành nhóm doanh nghiệp chủ chốt phát hành trái phiếu trên thị trường.
Cụ thể, theo SSI, trong tháng 2-2020 có 15 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng lượng phát hành là 5.574 tỉ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản phát hành 4.025 tỉ đồng, chiếm 72% lượng phát hành trong tháng.
Lượng phát hành tháng 2 thu hẹp, chỉ bằng 41% lượng phát hành trong tháng 1-2020 dù số ngày làm việc nhiều hơn do tháng 1 có kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Qua đó phần nào phản ánh sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp.
Phát hành trái phiếu nhiều nhất trong tháng 2 là Công ty Đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam phát hành 1.943 tỉ đồng trái phiếu năm năm chia làm 40 lô phát hành. Trước đó, trong tháng 1-2020, doanh nghiệp này cũng đã phát hành 1.441 tỉ đồng trái phiếu ba năm chia làm 30 lô. Toàn bộ đều có lãi suất cố định là 10,9%/năm và bên mua các cá nhân trong nước.
Lãi suất bình quân các lô phát hành trái phiếu bất động sản trong tháng 2 là 11%/năm, giảm so với mức bình quân 11,73% của tháng 1-2020. Trong đó, lô phát hành có lãi suất cao nhất (12%/năm) là 50 tỉ đồng kỳ hạn một năm của Công ty Đầu tư và Phát triển Ánh Dương Hòa Bình.
Như vậy, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành hai tháng đầu năm 2020 là 19.398 tỉ đồng kỳ hạn bình quân 4,75 năm, lãi suất bình quân là 10,07%/năm.
Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 11.639 tỉ đồng (chiếm 60%). Nhóm doanh nghiệp khác phát hành 6.001 tỉ đồng (chiếm 31%) bao gồm Sovico phát hành 2.000 tỉ đồng, Công ty Ô tô Trường Hải phát hành 2.000 tỉ đồng, Vinfast phát hành 950 tỉ đồng…
Ở một khía cạnh khác, nhìn nhận chung về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 2, SSI thống kê,  lượng phát hành tháng 2 thu hẹp, chỉ bằng 41% lượng phát hành trong tháng 1.2020 dù số ngày làm việc nhiều hơn do tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
“Sự sụt giảm này phần nào phản ánh ảnh hưởng của dịch bệnh đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp”, SSI nhận định.
Theo T.CHÍ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.