Trái phiếu bất động sản bây giờ ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Toàn thị trường trái phiếu hiện nay có 455 mã trái phiếu (cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ) niêm yết tính đến ngày 15.9, trong đó doanh nghiệp bất động sản chiếm 46% giá trị phát hành (gần 57.000 tỉ đồng).

Dẫn số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, Bộ Xây dựng cho biết, toàn thị trường hiện nay có 455 mã trái phiếu (cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ) niêm yết tính đến ngày 15.9, doanh nghiệp bất động sản chiếm 46% giá trị phát hành (gần 57.000 tỉ đồng).

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn chiếm lượng lớn. Ảnh: LÊ QUÂN

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn chiếm lượng lớn. Ảnh: LÊ QUÂN

Cơ cấu nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu là tổ chức trong nước (92%), nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng thấp (5,18%).

Quy mô giao dịch bình quân tháng 9 đạt 6.400 tỉ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước; bình quân 9 tháng đạt 5.800 tỉ đồng/phiên, giảm 24,1% so với bình quân năm 2022.

Lũy kế tính đến ngày công bố thông tin 31.8, có 17 đợt phát hành công chúng trị giá gần 16.500 tỉ đồng (chiếm 12,4% tổng giá trị phát hành) và 101 đợt phát hành riêng lẻ trị giá gần 116.000 tỉ đồng (chiếm 87,6% tổng số). Trong đó, nhóm bất động sản gần 46.800 tỉ đồng (chiếm 35,3%).

Theo Bộ Xây dựng, để tiếp tục phát triển thị trường phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán và các đơn vị liên quan thời gian tới tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách; tổ chức thị trường hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu, bảo đảm tính công khai, minh bạch cho thị trường.

Vốn FDI vào bất động sản tăng

Dẫn số liệu của Bộ KH-ĐT về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến quý 3, vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 20,2 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI vào bất động sản tăng thể hiện kỳ vọng đầu tư của nước ngoài vào địa ốc Việt Nam vẫn lớn. Ảnh: LÊ QUÂN

Vốn FDI vào bất động sản tăng thể hiện kỳ vọng đầu tư của nước ngoài vào địa ốc Việt Nam vẫn lớn. Ảnh: LÊ QUÂN

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,94 tỉ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, bằng 55% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Xây dựng, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá khá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Một số tổ chức đánh giá triển vọng FDI và thương mại trong ngắn hạn của Việt Nam sẽ phục hồi tốt.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới, đạt mức 5,8% trong năm 2023; dòng vốn FDI toàn cầu đang rời Trung Quốc và Việt Nam có cơ hội gia tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu; rủi ro tín dụng và thanh khoản của thị trường bất động sản Việt Nam đã qua giai đoạn đỉnh điểm...

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.