TP.HCM thả khinh khí cầu và bắn pháo hoa dịp Quốc khánh 2.9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong dịp Quốc khánh 2.9 năm nay, người dân TP.HCM sẽ được thưởng thức màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút và hoạt động thả khinh khí cầu trong 2 ngày ở ngay bờ sông Sài Gòn.

Sáng 25.8, lãnh đạo Sở VH-TT TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM đã đồng ý kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Quốc khánh (2.9), bao gồm cả bắn pháo hoa và thả khinh khí cầu.

Cụ thể, chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật tổ chức tại 2 điểm. Điểm tầm cao ở khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức), và điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11).

Người dân sẽ được thưởng thức màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, từ 21 giờ đến 21 giờ 15 ngày 2.9.

UBND TP.HCM giao Công an TP.HCM phối hợp Sở GTVT tổ chức phân luồng giao thông tại các khu vực người dân tập trung xem pháo hoa, đồng thời giải tỏa việc neo đậu và tạm dừng mọi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy tại khu vực xung quanh hướng lên đường hầm sông Sài Gòn.

Ngày hội khinh khí cầu TP.HCM lần 2 tổ chức hồi tháng 12.2022. Ảnh: Ngọc Dương

Ngày hội khinh khí cầu TP.HCM lần 2 tổ chức hồi tháng 12.2022. Ảnh: Ngọc Dương

Năm ngoái, TP.HCM không bắn pháo hoa dịp 2.9 nhằm để dành kinh phí tập trung chăm lo cho đời sống của người dân sau 1 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Đối với hoạt động thả khinh khí cầu, TP.HCM sẽ tổ chức trong 2 ngày, gồm ngày 2.9 và ngày 3.9 tại đường Nguyễn Thiện Thành, TP.Thủ Đức. Năm 2022, TP.HCM cũng chào mừng Quốc khánh bằng hoạt động thả khinh khí cầu với điểm nhấn là màn kéo đại kỳ rộng 1.800 m2 thu hút đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng.

Cũng trong dịp này, TP.HCM tổ chức chương trình trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố và chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Quốc khánh vào tối 2.9 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1).

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.