Gạo lứt
Gạo lứt vốn là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu ăn điều độ. Khi gạo lứt nảy mầm, một lượng lớn enzyme được kích hoạt và sản sinh ra nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau như: amylase, hemicellulase, protease, oxidoreductase... bù đắp những khuyết điểm của gạo lứt như khó tiêu, nấu lâu.

Ngoài ra, mầm gạo lứt còn chứa vitamin A, B, E, niacin, axit pantothenic và một số khoáng chất như: canxi, magie... Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều tocopherols và tocotrienols hơn, đồng thời có khả năng kháng tinh bột mạnh hơn. Khi đó, gạo lứt có thể làm giảm tổn thương oxy hóa da, chống xơ cứng mạch máu và tác dụng nhất định trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư.
Tỏi
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi nảy mầm cao hơn so với tỏi tươi và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ 5 sau khi nảy mầm. Vì vậy, tỏi mọc mầm có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa.

Mầm tỏi còn chứa chất xơ, vitamin A, C và carotene, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mầm tỏi cũng có tác dụng kháng viêm và khử trùng, tương đương củ tỏi tươi. Chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc mốc là có thể ăn được.
Gừng
Không nên vứt gừng đã mọc mầm, bởi chúng không những không độc mà còn có thể giảm bớt tính nóng và kích ứng của gừng.
Gừng mọc mầm có thể ăn được, nhưng tuyệt đối không được ăn gừng đã bị thối, hỏng. Bởi lẽ, khi đó, trong gừng sẽ sinh ra chất carcinole safrole có độc tính cao, làm thoái hóa tế bào gan.
Đậu nành, đậu xanh
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành và đậu xanh tăng lên khi chúng mọc mầm. Cứ 100g đậu chưa nảy mầm chứa 0,35g axit amin tự do. Hàm lượng này sẽ tăng lên 0,5g sau 1 ngày và đạt 1,5g vào ngày thứ 5 nảy mầm.

Mầm đậu tăng lượng protein thực vật và giảm một số chất khó hấp thụ. Vitamin C và E cũng gia tăng đáng kể; hàm lượng chất béo và đường giảm đi. Mặt khác, mầm đậu nành còn chứa isoflavon tốt cho nội tiết tố nữ và riboflavin chống lão hóa, viêm lợi.
Đậu phộng
Chuyên gia dinh dưỡng trên tờ Secretchina cho biết, đậu phộng sau khi nảy mầm có thể ăn được, giá trị dinh dưỡng tăng gấp đôi. Đậu phộng nảy mầm không chỉ có vị giòn, sảng khoái mà còn chứa lượng resveratrol cao gấp 100 lần so với đậu phộng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu bảo quản đậu phộng quá lâu và nảy mầm gặp ẩm ướt sẽ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư, tuyệt đối không nên sử dụng.