Tôn vinh cống hiến của nghệ nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 4 Nghệ nhân Ưu tú người Bahnar, Jrai của tỉnh Gia Lai vừa được hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận. Đây là sự động viên, khuyến khích đối với những “báu vật nhân văn” trong việc cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc.

Các nghệ nhân được hỗ trợ gồm: nghệ nhân chỉnh chiêng A Lip (làng Groi Wêt, xã Glar, huyện Đak Đoa); nghệ nhân chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc Rơ Châm Tih (làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai); nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng Đinh Văn Hmưnh (làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang); nghệ nhân thực hành lễ hội truyền thống Rơ Ô Bhung (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa). Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12-2023, mỗi nghệ nhân được hỗ trợ 52 triệu đồng.

Người tài ở buôn làng

Hàng chục năm nay, nghệ nhân A Lip tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên của huyện Đak Đoa và một số địa phương lân cận như: Chư Sê, Chư Păh. Ông còn được nhiều đơn vị trường học có đông học sinh người dân tộc thiểu số mời dạy cồng chiêng, giúp thế hệ trẻ có sự hiểu biết và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc như k’ni, t’rưng, krông pút, goong. Ông là một trong số ít các nghệ nhân biết chế tác và sử dụng chiêng tre-loại nhạc cụ cổ truyền, xuất hiện từ rất sớm ở Tây Nguyên. Ông tự bỏ tiền mua 2 bộ chiêng, sở hữu bộ sưu tập các loại nhạc cụ truyền thống để thỏa niềm đam mê, đồng thời truyền dạy cho mọi người.

Nghệ nhân Alip thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Alip thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chị Hồ Thị Duyên-công chức Văn hóa-Xã hội xã Glar-cho biết: “Nghệ nhân A Lip còn nhận nuôi và truyền dạy văn hóa cho một số trẻ mồ côi. Ông cũng thường xuyên hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho những gia đình khó khăn trong làng. Vì vậy, việc hỗ trợ kinh phí cho nghệ nhân là sự động viên tinh thần rất lớn để ông tiếp tục cống hiến vì cộng đồng”.

Còn với nghệ nhân Đinh Văn Hmưnh, hàng chục năm qua, ông truyền dạy cồng chiêng, thành lập các đội chiêng, vận động bà con gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ vốn hiểu biết và tài ăn nói, ông tham gia tích cực vào hoạt động du lịch cộng đồng của làng, giới thiệu đến du khách những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của người Bahnar.

Theo chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng: “Các đội cồng chiêng “nhí” của làng Mơ Hra Đáp thành lập đều nhờ công của già Hmưnh. Ông uốn nắn từng động tác cho các cháu nhỏ từ khi chưa biết gì đến khi trình diễn thành thạo. Đội chiêng thường đạt giải cao trong các hội thi, liên hoan cồng chiêng. Ông có bộ chiêng riêng nhưng luôn hào phóng cho cả làng sử dụng. Mỗi khi có chiếc chiêng nào bị hỏng, ông tự bỏ tiền mua hoặc chỉnh sửa. Ông còn biết chế tác và chơi đàn ting ning rất giỏi”.

Trong số những “báu vật nhân văn” ở Gia Lai, anh Rơ Châm Tih là nghệ nhân tham gia “xuất khẩu văn hóa” nhiều nhất. Chế tác và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc, anh đã nhiều lần được mời sang các nước để biểu diễn, giới thiệu âm nhạc dân tộc, bản sắc văn hóa Jrai ra thế giới. Nghệ nhân Rơ Châm Tih đã được mời đi biểu diễn tại Úc (3 lần), Phần Lan, Anh, Campuchia. Chưa kể 2 lần anh được mời sang biểu diễn ở Ireland và Nhật Bản nhưng không thể đi do đại dịch Covid-19.

Tháng 9 tới đây, anh cùng đoàn nghệ nhân Jrai của tỉnh tiếp tục được mời sang Hàn Quốc giao lưu văn hóa, giới thiệu âm nhạc dân tộc qua các nhạc cụ tre nứa do anh chế tác.

Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih đã mang cây đàn goong giới thiệu tại nhiều sân khấu âm nhạc dân gian trong nước và quốc tế. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih đã mang cây đàn goong giới thiệu tại nhiều sân khấu âm nhạc dân gian trong nước và quốc tế. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân tài hoa Rơ Châm Tih, nhiều thế hệ học trò đã biết chế tác, biểu diễn thành thạo các loại nhạc cụ truyền thống. Ngôi nhà sàn của nghệ nhân hiện đã trở thành “trường học” âm nhạc và chế tác nhạc cụ của nhiều người có chung đam mê. Dù bất cứ là ai, kể cả những người nước ngoài yêu mến văn hóa Tây Nguyên tìm đến, đều được nghệ nhân Rơ Châm Tih hướng dẫn chỉ dạy với tất cả tâm huyết, tình yêu lẫn niềm tự hào của anh về văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân lớn tuổi nhất được hỗ trợ kinh phí là già làng Rơ Ô Bhung. Ông là một trong số ít người còn nắm giữ tri thức dân gian để thực hành trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai, góp phần làm nên đời sống văn hóa đầy màu sắc, kỳ vĩ của cư dân vùng hạ du sông Ba. Nếu trước đây, các Pơtao Apui (Vua Lửa) có quyền năng hô mưa gọi gió trong lễ cầu mưa thì bây giờ, vai trò ấy do nghệ nhân Bhung thực hiện. Ông còn biết chỉnh chiêng, thuộc và hát nhiều bài dân ca cổ, chơi thành thạo nhạc cụ dân tộc. Với tất cả những tri thức và vốn sống đó, ông đang trao truyền cho thế hệ trẻ Jrai qua các lớp truyền dạy chỉnh chiêng, đánh cồng chiêng, những bài nhạc chiêng và nghệ thuật trình diễn-những yếu tố cấu thành không gian di sản cồng chiêng Tây Nguyên.

Tiếp tục cống hiến

Hỗ trợ kinh phí cho 4 Nghệ nhân Ưu tú là hoạt động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 6). Đây là sự ghi nhận, tôn vinh sự đóng góp của các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, khuyến khích những “báu vật nhân văn” có thêm nhiều hoạt động, sáng tạo và trao truyền di sản văn hóa cho các thế hệ kế cận.

Nghệ nhân A Lip cho biết, với số tiền được hỗ trợ, ông dành một phần để mua cồng chiêng. “Nhiều cháu nhỏ thích chơi chiêng nhưng cũng rất hiếu động, gõ bể cả chiêng. Năm nào mình cũng phải mua thêm chiêng bổ sung. Mình rất biết ơn vì Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí để mua cồng chiêng, tiếp tục truyền dạy cho các cháu”-nghệ nhân A Lip bày tỏ.

Các nghệ nhân được trao kinh phí hỗ trợ. Ảnh: H.N

Các nghệ nhân được trao kinh phí hỗ trợ. Ảnh: H.N

Với nghệ nhân Rơ Châm Tih, anh luôn say mê với hoạt động “truyền lửa” văn hóa dân tộc. Anh bộc bạch: “Khó nói mình yêu, đam mê và tự hào về văn hóa dân tộc mình như thế nào. Lâu nay, mình vẫn truyền dạy văn hóa truyền thống một cách vô tư dù gặp không ít khó khăn. Lần này được hỗ trợ số tiền không nhỏ, mình rất cảm kích trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Mình sẽ mua thêm một số dụng cụ như máy cắt để hỗ trợ làm các nhạc cụ truyền thống, giúp công việc dễ dàng, đỡ vất vả hơn, thu hút nhiều em đến học hơn. Lâu nay, nhiều em muốn học chế tác nhạc cụ nhưng thấy mình làm thủ công khó quá nên bỏ cuộc”.

Gia Lai có tổng cộng 32 Nghệ nhân Ưu tú sau 3 lần xét tặng (qua các năm 2015, 2019 và 2022). Trong số này, 7 người đã qua đời. Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Những đóng góp quan trọng của đội ngũ nghệ nhân giúp nguồn mạch văn hóa được gìn giữ, tiếp nối, trao truyền và không ngừng phát triển. Với nguồn kinh phí hỗ trợ lần này, các nghệ nhân có thêm động lực để tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo trong việc truyền dạy vốn quý văn hóa cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.