"Tìm kiếm tài năng nhí": Sôi nổi, ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên tổ chức, chương trình “Tìm kiếm tài năng nhí” của Trung tâm Smart Kids Gia Lai (81 Phù Đổng, TP. Pleiku) đã thu hút đông đảo thí sinh nhỏ tuổi trên địa bàn tỉnh tham gia. Đây là một sân chơi mới, hứa hẹn nhiều điều thú vị, là nơi các bé được thỏa sức sáng tạo và thể hiện những năng lực đặc biệt.

 

Vòng chung kết chương trình “Tìm kiếm tài năng nhí” vừa diễn ra ngày 22-12 tại Khách sạn Pleiku Palace (TP. Pleiku), do Trung tâm Smart Kids Gia Lai tổ chức. Chị Lê Thị Lý-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Giáo dục Smart Kids Gia Lai-cho biết: “Xem chương trình Got Talent trên truyền hình tôi thấy rất thú vị, hấp dẫn. Nhận thấy các em ở trung tâm nói riêng và Gia Lai nói chung có nhiều năng khiếu nổi bật nên tôi quyết định tổ chức chương trình “Tìm kiếm tài năng nhí” để các em có một sân chơi bổ ích nhân dịp Giáng sinh 2019”.

 Ban tổ chức trao giải nhất cho em Trần Gia Huy. Ảnh: N.K
Ban tổ chức trao giải nhất cho em Trần Gia Huy. Ảnh: N.K



Chương trình đã quy tụ khoảng gần 70 em nhỏ (4-15 tuổi) có năng khiếu đặc biệt ở các lĩnh vực: hát, múa, nhảy hiện đại, dancesport, vẽ, uốn dẻo, thuyết trình, làm MC, siêu trí tuệ… Ngày 15-12, tại vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn 21 tiết mục vào vòng chung kết.

 Ngày 22-12, vòng chung kết như vỡ òa với 21 tiết mục được đầu tư bài bản. 6 bạn nhỏ thi vẽ với chủ đề “Giáng sinh của em” trong thời gian các bạn thi triển những tài năng khác. Sau khi hoàn thành bức vẽ, mỗi em có 1 phút thuyết trình ý tưởng của mình. Song song đó, 2 tiết mục nhảy hiện đại của em Bùi Lê Quỳnh Anh và Trần Gia Huy đã mang đến cho khán giả sự mãn nhãn từ những động tác dứt khoát trên nhạc nền sôi động, khiến người xem không khỏi trầm trồ. Em Nguyễn Anh Vinh (8 tuổi) thì thể hiện tiết mục hát “Ngựa ô thương nhớ” với giọng ca đầy nội lực. Vinh không phải là gương mặt xa lạ với “nhà đài” khi từng tham gia gameshow “Con nhà người ta” trên VTV3 và thi hát trên Đài Truyền hình Vĩnh Long. Em Nguyễn Ngọc Khánh Thảo (5 tuổi) cũng mang đến cho khán giả một giọng ca ngọt ngào cùng phong cách trình diễn đầy tự tin qua bài hát “Gặp mẹ trong mơ”. Tiết mục uốn dẻo của em Đặng Ngọc Phương Thảo (6 tuổi) với những động tác khó lại khiến khán giả và Ban Giám khảo không khỏi hồi hộp. Em Trần Thanh Ngân thì mang đến cuộc thi một cuộc trình diễn siêu trí nhớ và khả năng tính nhẩm nhanh đến mức người lớn cầm máy tính cũng không cho ra kết quả nhanh bằng. Khán giả cũng rất yêu thích phần trình diễn bài hát tiếng Anh cực dễ thương của thí sinh Lưu Hoàng, dù em chưa nhớ mặt chữ nhưng vẫn hát thuộc lòng mà không hề sai một nhịp...

Kết quả, Ban Giám khảo đã trao giải nhất cho em Trần Gia Huy (lớp 2/3, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, TP. Pleiku) với tiết mục nhảy hiện đại; 2 giải nhì thuộc về em Nguyễn Ngọc Khánh Thảo (lớp lá 2, Trường Mầm non Hoa Hồng, TP. Pleiku) hát đơn ca và em Bùi Lê Quỳnh Anh (lớp 2/5, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, TP. Pleiku) nhảy hiện đại; 3 giải ba được trao cho các em: Hồ Bảo Trân (lớp lá, Trường Mầm non tư thục Măng Non, TP. Pleiku) với tiết mục múa, Hồ Nguyễn Hoàng Linh (lớp 1C, Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Ia Grai) với môn vẽ và Nguyễn Anh Vinh (lớp 4, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, TP. Pleiku) với giọng hát chuyên nghiệp. Ngoài ra, Ban Giám khảo còn trao 4 giải khuyến khích.

Em Trần Gia Huy không giấu được sự vui mừng: “Em học nhảy đã được hơn một năm rồi. Lần đầu tiên biểu diễn trước nhiều người như thế này, em rất hồi hộp nhưng thật vui mừng khi mình giành được giải nhất”. Trong khi đó, em Hồ Nguyễn Hoàng Linh thì chia sẻ: “Qua cuộc thi, em đã làm quen được rất nhiều bạn chung sở thích vẽ, lại còn đạt giải nên em rất vui”.  

Chị Nguyễn Thị Hường-Chánh Văn phòng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh cũng bày tỏ rất nhiều cảm xúc khi lần đầu được mời làm Ban Giám khảo một cuộc thi tìm kiếm tài năng: “Theo suốt chương trình từ vòng sơ khảo đến vòng chung kết, được gặp các em thiếu nhi tài năng với các tiết mục tuyệt vời hơn cả mong đợi, tôi thấy rất phấn khích. Có thể nói, chương trình đã tạo ra một sân chơi rất tuyệt vời để các em thể hiện tài năng và đam mê của mình; những em đạt giải đã chinh phục Ban Giám khảo một cách rất xuất sắc và trọn vẹn. Mong rằng Công ty TNHH một thành viên Giáo dục Smart Kids Gia Lai sẽ thành công hơn nữa trong các chương trình “Tìm kiếm tài năng nhí” những năm tiếp theo”.

Vòng chung kết khép lại với những ước mơ được mở ra. Một cuộc thi tài năng được lần đầu tiên tổ chức nhưng đã rất thành công; qua đó giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về năng lực của con em mình và có những định hướng phù hợp trong tương lai. Chương trình còn kết hợp tặng quà và giao lưu cùng ông già Noel nên các bạn nhỏ rất phấn khích, ai cũng hân hoan, háo hức. Chị Lê Thị Lý cho biết thêm: “Từ thành công bước đầu, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nhí” thường niên. Thông điệp tôi muốn gửi đến cuộc thi là: Các em đều là những bạn nhỏ tuyệt vời. Chỉ cần dũng cảm bước lên sân khấu là các em đã chiến thắng chính bản thân mình. Hãy xem đây là một sân chơi, dù được giải hay chưa được giải cũng hãy vui mừng vì các em đã thể hiện hết mình”.

 NGUYÊN KHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.