Thương mùi khói quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi thích mùi khói, nhất là khói từ cái bếp bằng đất nung phía sau nhà. Đều đặn mỗi ngày, khi mẹ tôi nhóm lửa, khói ngào ngạt, mù mịt bốc lên, bám đầy gian bếp nhỏ, làm mớ tơ nhện trên mái nhà phủ một màu đen kịt. Tôi nhớ cái mùi khói thơm thơm của cây ngo mồi lửa, mùi hăng hắc của ngọn đèn dầu. Những thứ giản dị như vậy thường khiến người ta mường tượng về hai chữ “quê hương”.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Hồi còn nhỏ, mỗi dịp hè, chị em tôi đều được mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Nhà của ông bà là một ngôi nhà hai gian nằm trên vuông đất rộng. Trước nhà có khoảng sân, ông bà trồng đủ loại cây bóng mát. Chiều lại, gió về xao xác khiến cho đám lá rụng đầy góc sân. Ngoại cầm cây chổi gom từng mớ lá khô thành một đống tròn rồi đốt. Cái mùi khói phát ra từ đám lá khô không lẫn vào đâu được, rất thơm và dễ chịu, tựa như mùi của ký ức đã phai màu. Mỗi ngày, khi mặt trời vừa khuất nửa bóng, ngoại đều đốt lá, quét dọn sân vườn và tôi đã quen thuộc với mùi khói quê hương là từ dạo ấy. Bên bờ ao, mấy bẹ dừa khô đã rụng cành, ngoại đem vào đốt chung với đám lá. Lá dừa khô cháy un khói thơm nồng, khẽ khàng ấp vào kẽ áo của người đi ngang. Cạnh đó, mấy đứa con nít xúm lại chạy vòng vòng bên đám khói, chơi trò “ông Bụt” thoắt ẩn thoắt hiện trong sương. Tiếng chổi ràn rạt và tiếng nô đùa giòn giã của trẻ thơ làm nên một khung cảnh làng quê yên bình, khiến bất cứ ai cũng phải hơn một lần xao xuyến.
Đã bao giờ bạn ao ước được sống lại tuổi thơ? Với tôi, giấc mơ tuổi thơ luôn đi kèm hình ảnh làn khói mơ màng, nhẹ nhàng bay trong gió, cũng có khi là một sợi khói nho nhỏ trong chính gian nhà của mình. Tôi nhớ mãi hình ảnh hàng ngày mẹ khom người thổi lửa nấu cơm trong căn bếp nhỏ. Ngày ấy, khói làm mắt mẹ đỏ hoe, nhiều lần khiến tôi tưởng mẹ khóc vì chuyện buồn nào đó. Nhiều năm trôi qua, dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, thế nhưng mẹ tôi vẫn giữ thói quen nhóm lửa vào mỗi chiều, gian bếp cũ vì thế mà ngày nào cũng đỏ lửa ấm áp. Có lần tôi thắc mắc, mẹ giải thích rằng nước sôi nấu từ bếp lửa đem pha trà sẽ thơm hơn. Tôi không biết lý do thực sự là gì, cũng không biết có đúng là trà sẽ thơm hơn hay không, nhưng tôi từng trộm nghĩ, có lẽ chính mùi khói bếp đã tăng thêm hương vị nồng nàn cho ấm trà của mẹ.
Những chiều gió se lạnh, tôi lại thèm hơi ấm từ đống lá khô cháy trước sân nhà, thèm được sống trong cái mùi vấn vương, dù có cay cay nơi sống mũi. Lại nhớ những hôm dạo chơi ngoài đồng, gió đưa hương khói ngào ngạt xộc vào mũi thơm lừng. Khói bốc lên từ những gốc rạ trên cánh đồng nứt nẻ, từ những mái nhà nho nhỏ nằm khuất trong vườn cây xanh lá, hòa vào gió bay đi khắp một vùng quê. Đôi lúc đang chạy đua với gió, chợt thấy lơ lửng những làn khói mỏng manh, uyển chuyển như vạt sương, vừa mới hợp đã vội tan, cứ vậy mà thoảng đầy trong tâm trí.
Ngọc Lý

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...