Thuốc của AstraZeneca có tiềm năng làm người liệt đứng dậy đi lại?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thí nghiệm động vật trên AZD1236 , một loại thuốc trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát triển bởi AstraZeneca, cho thấy nó có "tác dụng phụ" thần kỳ là làm những con chuột liệt tủy lấy lại cảm giác và khả năng vận động.
Liệt tủy sống, thường do chấn thương, là một vấn gây nên tàn tật vĩnh viễn. Ở mức độ nặng nhất, bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn cảm giác và khả năng vận động từ điểm chấn thương trở xuống, bao gồm khả năng kiểm soát bài tiết, tiêu hóa. Chấn thương tủy nặng ở cột sống cổ có thể gây tử vong tại chỗ do "ngắt điện" tim, phổi và các cơ quan nội tạng quan trọng khác.
Theo The Guardian, chỉ riêng tại Anh đã có 2.500 ca chấn thương tủy sống mỗi năm, trong đó nhiều người vẫn đang phải sống với tình trạng bán thân bất toại. Chỉ một số may mắn, chấn thương không quá nặng thì vật lý trị liệu có thể giúp lấy lại một phần nào chức năng.
 
Chấn thương tủy sống gây liệt tủy là một vấn đề nan y, gây tàn tật vĩnh viễn cho rất nhiều người trên khắp thế giới. Ảnh minh họa từ AMERICAN JOBS INSTITUTE
Chấn thương tủy sống gây liệt tủy là một vấn đề nan y, gây tàn tật vĩnh viễn cho rất nhiều người trên khắp thế giới. Ảnh minh họa từ AMERICAN JOBS INSTITUTE
Nghiên cứu từ Đại học Brimingham - Anh bất ngờ tìm thấy tác dụng thần kỳ chống lại vấn đề nan y nói trên trong AZD1236, một loại thuốc mà hãng dược AstraZeneca (trụ sở chính tại Anh, chính là nhà sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 AstraZeneca/Oxford nổi tiếng) phát triển để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo bài công bố trên Clinical and Translational Medicine, chính tác dụng ngăn chặn hoạt động của enzyme MMP-9 và MMP-12 của thuốc này đã đem đến điều kỳ diệu, bởi đây cũng là 2 enzyme tăng cao sau chấn thương tủy sống.
Khi được điều trị bằng AZD1236, phần tủy sống sưng tấy của các con chuột thí nghiệm bất ngờ giảm xuống, mức độ protein liên quan đến chứng viêm và đau cũng giảm, đồng thời hạn chế sự phá vỡ hàng rào máu - tủy sống, tình trạng tạo sẹo ở các mô liên kết cũng thấp đi rõ rệt.
So với các con chuột vừa bị thương nhưng không được điều trị bằng AZD1236, nhưng con dùng thuốc trong 3 ngày cho thấy sự cải thiện vận động cao hơn tới 85% sau 6 tuần, sự phục hồi về chức năng thần kinh cũng cao hơn 80%.
Lợi ích là tương tự nếu sử dụng thuốc ngay sau khi bị chấn thương cột sống hoặc 24 giờ sau đó.
"Những gì chúng tôi đang làm là giảm bớt tổn thương cho các mô thần kinh. Bằng cách đó, chúng tôi đang bảo tồn ngày càng nhiều tế bào thần kinh" - The Guardian dẫn lời giáo sư Zubair Ahmed từ Đại học Brimingham, đồng tác giả của nghiên cứu.
Giáo sư Ahmed nói thêm rằng vì AZD1236 đã được chứng minh là an toàn ở người, nên họ sẽ có thể đi đến thử nghiệm lâm sàng trên người sớm. Các kết quả tốt ngoài mong đợi hiện tại khiến các nhà khoa học tràn đầy hy vọng.
Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.