Thư viện tỉnh nhân rộng mô hình đọc sách online

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhằm thu hút bạn đọc trong khoảng thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thư viện tỉnh đã thực hiện các clip đọc sách online đăng tải trên website, mạng xã hội Facebook. Việc làm này góp phần đẩy mạnh phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Từ đầu năm đến nay, Thư viện tỉnh đã thực hiện gần 100 clip với các chuyên mục như: “Cùng bạn đọc sách”, “Điểm sách”, “Giới thiệu sách”… Bối cảnh là những góc quen thuộc tại thư viện như kệ sách, bàn bạn đọc hoặc từ chính kệ sách tại nhà của mỗi cán bộ, nhân viên. Tùy vào nội dung của cuốn sách được giới thiệu mà đội ngũ làm clip lựa chọn đưa thêm những hình ảnh phù hợp. Các clip được chia thành 3 tuyến nội dung rõ ràng phục vụ bạn đọc mọi lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng.
Ở chuyên mục “Giới thiệu sách”, Thư viện tỉnh lựa chọn những tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: “Nhà giả kim” (Paulo Coelho), “Muôn kiếp nhân sinh” (Nguyên Phong), “Lời vàng trao con” (Nguyễn Ngọc Ký), “Cha và con” (Hồ Phương)… Mục “Điểm sách” lại có nội dung liên quan đến các sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước; tiêu biểu như: “Một thời hoa lửa” (nhiều tác giả), “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc), “Búp sen xanh” (Sơn Tùng), “Nhật ký trong tù” (Hồ Chí Minh), “Không phải huyền thoại” (Hữu Mai), “Hải chiến Gạc Ma-Trường Sa năm 1988-Khúc tráng ca bất tử” (nhiều tác giả)… Còn sách dành cho các em thiếu nhi thường là truyện cổ tích, ngụ ngôn, đơn cử: “Khi mẹ vắng nhà”, “Mèo con lười tắm”, “Gà trống kiêu căng”, “Truyện cổ Andersen”, “Cáo và dê”, “Ông Nghè hóa cọp”… Đặc biệt, các cuốn sách hướng dẫn cách thức phòng-chống dịch Covid-19 cũng được quan tâm giới thiệu. Mặc dù chưa chuyên nghiệp, song bằng lối dẫn chuyện mộc mạc, giọng đọc truyền cảm, ấm áp của chính những nhân viên thư viện, nội dung các cuốn sách được biên tập cô đọng, súc tích cùng hình ảnh minh họa đẹp mắt, nhiều clip đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo độc giả.
Chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Phòng Phục vụ (Thư viện tỉnh) giới thiệu sách dành cho thiếu nhi. Ảnh: Phương Linh
Chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Phòng Phục vụ (Thư viện tỉnh) giới thiệu sách dành cho thiếu nhi. Ảnh: Phương Linh
Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-cho hay: “Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhận thấy lượng bạn đọc đến thư viện giảm hẳn, chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì phong trào đọc sách. Ngoài việc duy trì tổ chức ngày hội đọc sách, Thư viện tỉnh triển khai kế hoạch đọc sách online. Mỗi cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tìm kiếm những cuốn sách hay, đọc và viết giới thiệu, lên ý tưởng kịch bản, thu âm, quay hình và dựng thành clip hoàn chỉnh để đăng tải lên website, Facebook. Mặc dù bận rộn với công tác chuyên môn nhưng khi được giao nhiệm vụ này, ai cũng háo hức thực hiện”.
Chị Lê Thanh Phương-Phó Trưởng phòng Phục vụ, chị Nguyễn Thị Hạnh-nhân viên Phòng Phục vụ, anh Nguyễn Hoàng Nam-nhân viên Phòng Biên mục và Xử lý tài liệu là những gương mặt quen thuộc trong các clip đọc sách online của Thư viện tỉnh. Nếu chị Phương ghi điểm nhờ sự dẫn chuyện duyên dáng thì chị Hạnh được các em nhỏ yêu thích bởi giọng kể nhí nhảnh, vui tươi; còn anh Nam lại đem đến cho bạn đọc các bài cảm nhận sách với chất giọng ấm áp, truyền cảm. Chị Phương chia sẻ: “Để làm được một clip giới thiệu sách là công sức của nhiều người. Chúng tôi mỗi người phụ trách một việc, từ viết kịch bản, quay phim, dẫn chuyện đến khâu hậu kỳ. Ban đầu, ai cũng lúng túng nhưng dần dần chúng tôi tự hoàn thiện, cải thiện chất lượng qua từng clip với mong muốn đem đến cho bạn đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa nhất”.
Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh: “Thời gian đến, ngoài chú trọng khâu chọn lựa đầu sách thú vị, chúng tôi tìm cách thể hiện mới lạ và đầu tư nhiều hơn kỹ thuật hình ảnh, âm thanh. Hy vọng qua các clip, bạn đọc tìm được cho mình những cuốn sách ưng ý, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc ngày thêm phát triển”.

Ngoài những clip đọc sách online do Thư viện tỉnh thực hiện còn có các clip do chính bạn đọc “nhí” thực hiện. Em Bùi Phạm Thu Uyên (lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, TP. Pleiku) tự làm một clip nhỏ để giới thiệu những cuốn truyện tranh như: “Chiếc gương kỳ diệu”, “Bác sĩ Daisy”, “Một ngày lộng gió”... Uyên bày tỏ: “Em rất thích đọc sách và thường đến Thư viện tỉnh mượn về nhà đọc. Đọc sách giúp em hiểu biết thêm nhiều kiến thức và em mong được chia sẻ những kiến thức ấy đến với mọi người. Em cũng thường xuyên xem các clip giới thiệu sách của các cô chú tại Thư viện tỉnh thực hiện và tìm được nhiều cuốn sách hay cho mình. Vì vậy, em cũng nhờ mẹ quay clip giới thiệu và đọc truyện để có thể giới thiệu sách đến nhiều bạn khác”. 

PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.