Thú vị với tranh cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, tình cờ trên Facebook của họa sĩ Nguyễn Hữu Hạnh, thấy đưa lên một bức tranh vẽ từ cà phê. Tưởng ông vô tình đánh đổ cà phê rồi hứng chí chấm tay vào vẽ, hóa ra tranh cà phê là cả một dòng và không ít họa sĩ từng một lần thử qua…
 Danh hài Hoài Linh qua nét vẽ của Lê Thị Kim Út. Nguồn: kyluc.vn
Danh hài Hoài Linh qua nét vẽ của Lê Thị Kim Út. Nguồn: kyluc.vn
Vẽ tranh cà phê khó hay dễ
Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Tấn Đạt (Mr Cá) sống ở TPHCM từng học thư pháp và cũng từng vẽ tranh cà phê cho hay: Ông từng vẽ tranh cà phê từ lâu nhưng ở góc độ thử nghiệm, bởi cách thực hiện nó khá giống với tranh thủy mặc và màu nước. Nhiều người “biết vẽ” đã từng thử nghiệm qua vẽ tranh bằng cà phê nhưng không mặn mà, do khó bảo quản.
- Dùng cà phê vẽ tranh có ưu thế gì và khó khăn nhất là gì?       
Nghệ sĩ Tấn Đạt: Vẽ tranh cà phê rất dễ thực hiện, chỉ cần một tách cà phê và chính các ngón tay của người vẽ với một tờ giấy cũng có thể tạo ra được tác phẩm. Cái khó của dòng tranh này là phải cảm được sự chuyển màu của cà phê, đậm nhạt, không phải loại cà phê nào cũng ra được màu đậm. Điều này rất dễ thực hiện nếu đã từng học qua thủy mặc và màu nước. Tranh cà phê rất khó bảo quản vì màu vẽ là chất hữu cơ. Dù đã dùng chất giữ màu phun lên nhưng vẫn dễ bị mốc, xuống màu nhanh chóng.
- Cà phê nào cũng vẽ tranh được? Cà phê máy hay cà phê pha bằng tay dễ vẽ hơn?
Cà phê pha bằng tay thì dễ vẽ hơn do sắc độ đậm hơn, thường là pha phin với cà phê trộn thêm nhiều phụ liệu khác như bơ, cau khô, mỡ tạo độ sánh và màu đen. Cà phê pha máy đa phần theo cà phê mộc, màu men cánh gián, nước cà phê loãng, tranh vẽ bằng loại này ra màu nâu nhạt, khó điều khiển màu nếu vẽ bằng tay. Nhưng thường các họa sĩ phương Tây lại chọn màu cà phê nâu nhạt, do gu uống cà phê nhẹ hơn Việt Nam.
- Tranh cà phê chỉ là một thú chơi vui giải trí hay có thể bán được?
Tranh vẽ bằng cà phê nổi tiếng với các “bức ảnh” được chụp lại và up trên mạng xã hội nhỏ bằng lá cây, giấy canson. Rất hiếm thấy người bán, ở Việt Nam nhiều họa sĩ đã thử nghiệm nhưng đa phần là vẽ tặng nhau, hiếm thấy kinh doanh, chỉ vài trường hợp đột phá vẽ trên tường nhưng vẫn là số ít.
- Món lạ này các bạn trẻ ở TPHCM có hay chơi không?
Năm 2015 đã có nhiều bạn trẻ thử nghiệm dòng tranh này, cũng tạo được phong trào nhưng không lâu. Người vẽ lại thêm một số chất liệu khác kết hợp vào cà phê như tương ớt, tương cà, màu pastel, màu acryli, thế nên tranh cà phê chỉ độc đáo ở chất liệu, còn về kỹ thuật vẽ không mới lạ.
Kỷ lục gia Việt, chàng trai 9X và nữ họa sĩ người Anh
2 năm trước, cô gái 9X Lê Thị Kim Út tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, Cao đẳng Công thương TPHCM được vinh danh Kỷ lục gia Việt Nam vì ngoài những bức tranh màu thông thường đã vẽ tranh bằng chất liệu cà phê, tương ớt và màu hoa. Theo trang web kyluc.vn, ý tưởng vẽ tranh này có được là do một lần vô tình đánh rơi chai tương ớt trên tờ giấy, thấy chất liệu lạ và có màu nên cô đã thử vẽ tranh. Lần tình cờ ấy cộng với nỗ lực sáng tạo không ngừng đã giúp Kim Út ghi danh Kỷ lục Việt Nam năm 2018. Tranh được cô sử dụng cà phê pha đặc kết hợp với keo hồ, vẽ từng nét đậm nhạt và có chủ đề khá đa dạng, khá ấn tượng là chân dung nàng Mona Lisa, nhà bác học thiên tài Albert Einstein và danh hài Hoài Linh.
Anh chàng Võ Quốc Vẹn quê Tiền Giang sinh năm 1994 là tác giả của loạt tranh cà phê độc đáo về chân dung người thân gia đình, bạn bè cho đến các ca sĩ có tên như: Mỹ Tâm, Sơn Tùng M-TP, Đông Nhi… thu hút hàng ngàn lượt yêu thích. 
Trên thế giới, trong số họa sĩ vẽ tranh cà phê có nữ họa sĩ người Anh Maria A.Aristidou là một nghệ nhân đặc biệt, khi dùng đến 5 loại cà phê được pha chế khác nhau làm chất liệu để vẽ tranh. Cô vẽ khá đa dạng từ hoa lá, nàng tiên cá cho đến chân dung... trong đó có nhân vật trong bức ảnh “Cô gái Afghan” do “huyền thoại nhiếp ảnh” người Mỹ Steve McCurry chụp tháng 12.1984, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trên thế giới.
Theo VIỆT VĂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).