Thú vị lễ hội nghệ thuật về toán học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu bạn nghĩ sự kết hợp giữa nghệ thuật và toán học là hoàn toàn không thể, thì liên hoan nghệ thuật theo chủ đề toán học đầu tiên của Singapore sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về sự kết hợp hấp dẫn này.
Liên hoan Nghệ thuật Đại học (NUS) lần thứ 14 năm nay mang chủ đề A Game Of Numbers, bao gồm các chương trình biểu diễn, các buổi nói chuyện và chiếu phim liên quan đến toán học và số liệu, được thể hiện bằng cách này hay cách khác. Diễn ra từ ngày 15-3 đến 23-3, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập NUS, liên hoan là sự kết hợp giữa Trung tâm Nghệ thuật NUS và bộ phận toán học của Khoa Khoa học.
Tại sao lại là toán học? Theo bà Mary Loh, giám đốc lễ hội, hiện nay có rất nhiều sự quan tâm đến những thứ như bitcoin, blockchain và phân tích dữ liệu… cho thấy một thực tế rằng, toán học vẫn là một môn rất quan trọng trong trường học cũng như trong cuộc sống. Singapore có lợi thế là nằm trong tốp hàng đầu về giáo dục toán học. Bà nói thêm: “Có một điều rất tò mò là khi bạn hỏi bất kỳ ai, họ cũng sẽ nói rằng họ dở toán. Nhưng làm thế nào bạn dở khi mà bạn dùng nó mỗi ngày để nói về thời gian, hoặc khi bạn xác định với mọi người về các chỉ số như điểm trung bình GPA, chiều cao, cân nặng… 
Có một điểm khởi đầu khá thú vị là trước khi khán giả bị sa lầy bởi những con số, liên hoan sẽ cho thấy, đây không phải là buổi diễn thuyết toán học. Một trong những sự kiện diễn ra trước khi khai mạc liên hoan tuần trước là buổi biểu diễn nhạc rock tập trung vào thể loại “rock toán”, với các nhịp điệu phức tạp được trình diễn theo kiểu nhạc rock, một sự kết hợp đầy thú vị.
Tuy nhiên, trong chương trình khai mạc liên hoan có một bài giảng về toán ngắn gọn mang tên A Disappearing Number, theo đó tái hiện cuộc trò chuyện của giáo sư toán GH Hardy của Trường ĐH Cambridge (Anh) và nhà toán học tự học Srinivasa Ramanujan, người đã thực hiện một số phát hiện toán học quan trọng trong thế kỷ trước.
Bà Loh hài hước, chương trình bắt đầu bằng một bài giảng toán học, chắc chắn sẽ chạm vào nỗi sợ hãi của khán giả ngay từ đầu. Tuy nhiên, vào cuối ngày, người xem sẽ thật sự có một câu chuyện về toán, tình yêu, những mối quan hệ, hy vọng và niềm tin. Những trải nghiệm đó được truyền tải qua các chương trình như Behalf, do vũ công đương đại Đài Loan Chen Wu-kang và bậc thầy múa người Thái Pichet Klunchun biểu diễn (ảnh); Dance’s 28 của NUS Ấn Độ; The Child Who Loved Numbers, một bộ phim truyền hình Trung Quốc. Buổi hòa nhạc kết thúc bằng tác phẩm The Art Of War do ban nhạc Trung Quốc NUS biểu diễn.
 
 
Liên hoan phim cũng trình chiếu những bộ phim miễn phí như The Imitation Game (nói về nhà toán học Alan Turing - do Benedict Cumberbatch thủ vai) và The Man Who Knew Infinity, nói về thiên tài Srinivasa Ramanujan (do diễn viên của phim Triệu phú khu ổ chuột, Dev Patel thủ vai).
Theo Channel News Asia, để chuẩn bị cho chương trình, các giảng viên toán học đã nói chuyện với các nghệ sĩ để giải thích một số khái niệm mà họ phải hợp tác với nhau. Bà Loh cho biết, họ có niềm đam mê khi giải thích toán học cho các nghệ sĩ cũng như khi các nghệ sĩ nói về nghệ thuật. Theo bà Loh, quan niệm trước nay về phân chia não trái và não phải hoàn toàn lỗi thời. Thực tế, bạn không thể làm nghệ thuật mà không cần đến toán học. Nếu bạn không có các con số như 5, 6, 7, 8, bạn không thể nhảy hoặc chơi nhạc. Nghệ thuật hữu hình dựa trên sự đối xứng, như chuỗi Fibonacci (số nhị phân). Còn Tỷ lệ vàng của sắc đẹp (Golden Ratio) không thể tồn tại mà không cần toán học. Đồng thời, có một loại nghệ thuật nhất định trong toán học, chẳng hạn như sự cân bằng.
Theo các nhà tổ chức, cả hai môn học đều có chung mục tiêu là để cố gắng cảm nhận thế giới xung quanh ta. Để giải thích sự vật xung quanh như thế nào, để tìm mô hình chung của sự vật. Quá trình tư duy nghệ thuật và tư duy toán học khá giống nhau, đó là quá trình thử tưởng tượng điều gì đó và dành thời gian để chứng minh điều đó.
Nhưng với câu hỏi quan trọng nhất “Liệu sau khi xem các chương trình tại liên hoan có giúp mọi người cải thiện khả năng toán học không?”, bà Loh cười lớn: “Tôi không nghĩ các chương trình sẽ cải thiện môn toán cho mọi người. Nhưng chắc chắn, ít nhất nó sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về toán học”.
HẠNH CHI (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.