Thủ tướng "chốt" hạn chót giải phóng mặt bằng các dự án sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và các dự án công trình trọng điểm ngành.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và các dự án công trình trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với các dự án thành phần Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, UBND các tỉnh có dự án đi qua, các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) thực hiện nghiêm công tác GPMB dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, khẩn trương thực hiện hoàn thành toàn bộ khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại, đặc biệt là công tác xây dựng các khu tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện, đường nước, cáp quang,... ), bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý III/2020 để triển khai khởi công xây dựng các dự án.
 
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng - Ảnh: Quang Luật
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng - Ảnh: Quang Luật
Đến hết tháng 8- 2020, dự án đã được bàn giao 91,1% mặt bằng. Tuy nhiên, đối với khối lượng còn lại, nếu không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ không thể cơ bản hoàn thành công tác GPMB trong quý III/2020, trong đó đặc biệt là các địa phương có khối lượng hoàn thành đạt dưới 90% gồm: Ninh Bình (89,6%), Thanh Hóa (89,4%), Nghệ An (87%), Hà Tĩnh (82,3%), Khánh Hòa (73%), Đồng Nai (85,7%). Bên cạnh đó, tiến độ xây dựng các khu tái định cư cũng chưa đảm bảo yêu cầu, công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện tại đạt khối lượng thấp.
Đối với dự án Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tập trung xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đảm bảo bàn giao toàn bộ mặt bằng khu vực ưu tiên xây dựng cảng hàng không giai đoạn 1 (1.810 ha) trong năm 2020 và bàn giao mặt bằng khu vực còn lại (3.190 ha) trong quý II/2021.
Trong công điện, Thủ tướng cũng đưa ra yêu cầu cụ thể về công tác GPMB đối với các dự án công trình trọng điểm khác đang triển khai thực hiện.
Theo đó, dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành hiện còn vướng GPMB 46 hộ tại các gói thầu vốn ADB, trong đó còn 17 hộ trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP HCM) và 29 hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do tranh chấp quyền sử dụng đất, khiếu nại về giá đất. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu hai địa phương này tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hoàn thành GPMB trong quý IV/2020.
Đồng thời, yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương bố trí vốn để chi trả cho các hộ dân.
Về dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác GPMB trong Quý IV/2020. Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ dự kiến khởi công trong tháng 12-2020, do đó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long chỉ đạo Hội đồng đền bù, GPMB các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, đảm bảo đủ điều kiện về mặt bằng để đáp ứng tiến độ khởi công xây dựng công trình.
Công điện của Thủ tướng cũng Bộ GTVT có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình thực hiện công tác GPMB các dự án nêu trên; đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để chi trả kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác GPMB của các địa phương; tập trung chỉ đạo nhà thầu và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận mặt bằng và triển khai thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ yêu cầu.
Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.