Thu hút đầu tư nước ngoài bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại cuộc gặp nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong cam kết có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới, biến nhà máy Samsung tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu.

Đây được xem là tín hiệu rất tích cực khi gần đây có thông tin một số tập đoàn đa quốc gia muốn chuyển đầu tư sang các quốc gia khác.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 15 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn thực hiện đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2%. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, theo Bộ KH-ĐT, Tập đoàn LG đã tạm dừng đầu tư mới dự án sản xuất thiết bị điện tử trị giá 5 tỷ USD, chuyển đầu tư dự án sản xuất pin sang Indonesia sau khi đã khảo sát tại Việt Nam. Tập đoàn Intel đã chuyển đầu tư nhà máy sản xuất chip trị giá 3 tỷ USD sang Ba Lan dù tập đoàn này đang vận hành nhà máy giai đoạn 1 tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo, Tập đoàn Khí nén SMC Nhật Bản cũng đã thông báo dừng hoặc chuyển những dự án hàng trăm triệu USD, thậm chí hàng tỷ USD sang các quốc gia khác.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đang có những ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch và lựa chọn đầu tư của nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu, nhất là những tập đoàn công nghệ cao. Tại Việt Nam, các chính sách ưu đãi như thuế, chi phí thuê đất, được thụ hưởng chi phí điện, nước, nhân công giá rẻ… không còn lợi thế nữa, chưa thực sự cạnh tranh so với với nhiều nước trong khu vực. Tại một số khu đô thị lớn, chi phí thuê đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp quá cao, chưa có nguồn năng lượng sạch; nền tảng dữ liệu số đã hình thành nhưng manh mún; mức lương chi trả cho nguồn nhân lực cao hơn nhiều so với một số nước trong khu vực… Đặc biệt, hạ tầng “xanh hóa” còn yếu và thiếu, khó hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mục tiêu Net Zero, thực hành ESG (môi trường - xã hội - quản trị), giảm thiểu phát thải carbon...

Việt Nam cần rà soát toàn bộ những doanh nghiệp, đối tượng bị tác động bởi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó xác định phạm vi và mức độ chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tham khảo các nước bạn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp trong tình hình mới. Một giải pháp quan trọng là đầu tư hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp theo xu hướng phát triển bền vững. Hạ tầng phải đảm bảo yếu tố xanh bao gồm công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, được trang bị công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường… Bên cạnh đó, hạ tầng phải ứng dụng các nền tảng công nghệ số, các mô hình kinh doanh mới gắn với công nghệ số trong các hoạt động dịch vụ, kinh doanh... Việt Nam cũng cần sớm hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành thu hút đầu tư theo hướng tích hợp đầy đủ, nằm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm đầu cuối. Việc đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng là điểm cộng quan trọng để thu hút nhà đầu tư.

Những năm qua, chúng ta có nhiều chính sách cởi mở, ưu đãi và đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài chất lượng. Nhờ đó góp phần tạo nên bức tranh nền kinh tế khởi sắc, tạo đà phát triển của đất nước. Tuy nhiên, thời điểm này cho phép chúng ta có cách tiếp cận mới bằng chính sách “có qua có lại”, tức là ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài đi kèm ràng buộc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. Bởi mục tiêu cao nhất của việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài không chỉ để giải quyết công ăn việc làm, mà thông qua đó giúp doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận, từng bước theo kịp nền khoa học công nghệ của thế giới. Đây cũng chính là xây dựng nội lực cho nền kinh tế nước nhà.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.