Thú chơi bật lửa thời chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người tin rằng những chiếc bật lửa – đặc biệt là 'bật thời chiến', đem lại nhiều sự may mắn. Có người bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu để mua bật lửa (giới chơi gọi tắt là 'bật').

Từ nghề săn bật lửa chiến tranh

Quỳnh là một tay săn bật lửa chuyên nghiệp để mưu sinh ở Gò Vấp. Anh nói với tôi: “Trong thời chiến tranh, những chiếc bật lửa, nhất là thương hiệu Zippo được lính Mỹ sử dụng nhiều. Không biết từ bao giờ, có quan niệm bật lửa đem lại sự may mắn nên giá của chúng ngày càng đắt đỏ hơn”.

Buổi tối, trời mưa to, nhưng Quỳnh vẫn đi giao hàng cho khách với những ba lô, túi đựng “kỷ vật chiến tranh” như bi đông quân đội, bật lửa, nhẫn, dao… Khách của anh, trẻ có, già có nên anh cũng cung ứng nhiều chủng loại, từ những cái nhẫn quân đội giá hàng chục triệu đồng tới những chiếc bình tông mấy trăm ngàn đồng.

Một bộ sưu tập. Ảnh: T.N.A

Một bộ sưu tập. Ảnh: T.N.A

Quỳnh nói: “Một số loại bật lửa cũ sản xuất trước năm 1975 bị đẩy giá lên trời. Chỉ trong vòng dăm năm, giá bật lửa Zippo sử dụng trong thời chiến đã tăng lên gấp 10 lần, nhưng không có mà mua, bán”.

Chị L. buôn bán đồ cũ ở đường Hoàng Sa (quận 3) nói với phóng viên: “Chúng tôi phải đi vào các làng quê, vùng bản làng xa xôi, nơi trước đây có các đơn vị lính Mỹ đóng quân và đánh trận để tìm các di vật họ để lại, như bi đông, dao cạo râu, đặc biệt là bật lửa. Những món đồ ấy ngày càng hiếm và được người chơi sưu tầm kiếm tìm ráo riết”.

Hãng bật lửa Zippo đã bán ra thị trường khoảng 500 triệu chiếc bật lửa, với nhiều mức giá khác nhau, song bật lửa thời chiến tranh, mang dấu tích lịch sử vẫn cuốn hút người chơi.

Một chiếc bật lửa có khắc dòng chữ của người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: “Tôi đã sẵn sàng về nhà”.

Một chiếc bật lửa có khắc dòng chữ của người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: “Tôi đã sẵn sàng về nhà”.

Trước đây giá bật lửa cũ chỉ khoảng một vài trăm ngàn đồng, nhưng hiện trên các trang mạng, người ta dễ dàng tìm thấy bật lửa có khắc chữ về chiến tranh Việt Nam với giá từ dăm trăm đến một triệu đồng, có cái lên tới vài chục triệu đồng.

Một người chơi bật Zippo thời chiến tại TPHCM (giấu tên) hiện sở hữu hàng ngàn chiếc. Ông là người sưu tầm bật lửa theo chủ đề và chiến tranh chính là một đề tài khá độc đáo được ông theo đuổi gần 20 năm.

“Những người chơi theo đề tài chiến tranh thường là các bác lớn tuổi. Với họ, ký ức về những năm tháng bom đạn vẫn không phai mờ. Những chiếc bật lửa cũ kỹ, tuy nom không đẹp mắt song vẫn lưu giữ dấu vết lịch sử ” - Quỳnh nói.

Nghi ngờ giả mạo

Theo thống kê, khoảng 200.000 bật lửa Zippo đã theo chân lính Mỹ vào Việt Nam vào thập niên 1960-1970. Tuy vậy, anh Cường - một người đam mê bật lửa Zippo nói: “Những chiếc bật lửa thời chiến tranh mà được gìn giữ, bảo quản tốt, còn mới, thậm chí chưa sử dụng là điều cực kỳ hiếm. Chúng là những niềm mơ ước của người sưu tầm”.

Là một tay buôn bán bật lửa nhiều năm, Quỳnh nói: “Nhiều chiếc bật lửa thời chiến là hàng giả. Bởi những di vật chiến tranh không có nhiều đến vậy. Chúng được làm giả từ nước ngoài, bằng cách in khắc sử dụng máy tính rất tinh vi khó nhận biết. Mặt hàng giả này nhắm vào đối tượng mua là khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tham quan các di tích lịch sử”.

Háo hức với chiếc bật bằng đồng khối vừa đấu giá thành công.

Háo hức với chiếc bật bằng đồng khối vừa đấu giá thành công.

Giới chơi Zippo cũng chia sẻ bài viết của một nhà sưu tập Tây Nguyên cho rằng: “Bật lửa Zippo chiến tranh Việt Nam 99% là giả”. Nhà sưu tập này viết rằng không ít bật lửa được làm giả từ chính nước Mỹ, bởi các cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.

“Họ - các cựu binh Mỹ, muốn nhớ lại thời tuổi trẻ của mình bằng việc thuê, nhờ khắc, in những hình ảnh chiến tranh, địa danh tại Việt Nam. Còn trong lúc chiến tranh diễn ra, việc in khắc phù hiệu đơn vị, địa danh tham chiến là không thể làm được, vì chúng thuộc về bí mật quân sự” – Chú Trọng, một cựu chiến binh sống ở quận 10 nói. Chú Trọng cũng nói thêm: “Không chỉ bật lửa mà rất nhiều nhẫn Mỹ chủ đề chiến tranh Việt Nam cũng được phục dựng tại Mỹ sau năm 1975. Chúng là đồ tưởng niệm, chứ không phải là hiện vật gốc”.

Bất chấp sự nghi ngờ, không ít trang web bán bật lửa thời chiến, với mức giá có thể lên tới hàng chục triệu đồng cho những chiếc bật lửa được bảo quản tốt. Bật lửa có chất lượng trung bình được bán khoảng 1 triệu đồng trên nhiều trang kinh doanh điện tử. “Em không có đủ bật để bán”-Quỳnh nói và mất hút trong đêm tối với cái ba lô cũ trên lưng.

Đến kỷ nguyên đấu giá

Thông tin từ một trang mạng chuyên cung cấp bật lửa cho biết, vào năm 1992, một người ở Bradford (Mỹ) đã thu gom ở Việt Nam khoảng hơn 10.000 chiếc Zippo. Đã có các cuộc đấu giá hàng ngàn chiếc bật lửa chiến tranh Việt Nam được cả thế giới biết tới.

Anh Long, một người sưu tầm bật lửa sống tại quận 7, TPHCM tiết lộ: “Một vài tuần tôi lại tham gia một phiên đấu giá để tìm bật lửa yêu thích. Như nhiều người, tôi có quan niệm bật lửa gắn với lửa, đem lại sự may mắn, đem lại sự nhiệt huyết, năng động cho bản thân”.

Anh Long kể: “Lô đấu giá tôi vừa thắng tuần này, giữa hàng chục cái bật lửa khác nhau, tôi chỉ tìm được một cái tạm ưng ý. Đổi lại, nhiều chiếc hư hỏng, không sử dụng được. Thế đấy! phần nhiều người sưu tầm, chơi bật lửa là do đam mê chứ không phải vì lợi nhuận”.

Để tham gia nhiều sàn đấu quốc tế, anh Long mượn tài khoản nước ngoài của một người bạn để đấu, vì “nhà tổ chức chưa chấp nhận các tài khoản từ Việt Nam” – anh nói.

Cộng đồng sưu tầm bật lửa Việt Nam cũng tổ chức nhiều phen đấu giá căng thẳng, kịch tính mỗi ngày.

Giới sưu tầm bật lửa được đánh giá là ngày càng “sâu hơn”. Anh Cường, một nhà sưu tập bật lửa Zippo cho rằng: “Những người chơi bật lửa dễ dàng phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Thị trường cũng như giới sưu tầm Việt Nam khá khó tính và cẩn trọng, không dễ có chỗ cho đồ giả tung hoành. Hiện nay, người ta có thể tìm được bật lửa với các chủ đề khác nhau, không chỉ là đề tài chiến tranh, với mức giá phải chăng cho mọi tầng lớp người yêu thích”.

Muôn màu

Anh Long nói: “Tôi có người bạn hiện sở hữu kho bật lửa sưu tầm đồ sộ. Mới đây anh thanh lý bớt một phần nhỏ thôi, mọi người tới mua, ước tính anh thu cũng 2 tỷ đồng. Số bật lửa anh ấy còn giữ lại không bán, có giá trị hàng chục tỷ đồng”.

Anh cũng cho biết, trên thị trường có nhiều chiếc bật lửa giá khủng, như chiếc bật kỷ niệm 75 năm của hãng Zippo (phiên bản giới hạn) có giá 75.000 USD (tương đương gần 1,8 tỷ đồng), hay chiếc bật lửa vàng khối có giá 400 triệu đồng được giới sưu tầm Việt Nam quan tâm, tranh luận nhiều. Bật lửa có chủ đề chiến tranh Việt Nam loại đẹp cũng có giá 40-80 triệu đồng.

Anh Long chia sẻ: “Nhiều người không bán bật lửa của họ, dù trả giá nào, vì họ sợ bán lửa đi chẳng khác gì trao may mắn vào tay kẻ khác. Dân sành thường phải trao đổi với nhau chứ không đặt nặng tiền bạc. Anh lấy lửa của người thì hãy trao cho họ lửa của mình”.

Người chơi bật lửa khá đa dạng. Anh Đăng làm bảo vệ, rất nghèo, nhưng anh vẫn có 2 cái bật lửa Zippo thời chiến. Anh nói: “Tôi bỏ thuốc lá lâu rồi, nhưng vẫn dùng bật để nấu nướng, thắp hương. Tôi thích bật thời xưa, vì bật thời chiến làm bằng thép tốt nên khi đóng nắp lại nó có tiếng kêu pong… pong… còn bật mới làm sau này thép quá mỏng, khi đóng nắp chỉ có tiếng kêu bộp bộp”.

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.