Viết tiếp giấc mơ an cư của người Chăm H’roi ở buôn Ma Giai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ vùng đất dốc dưới chân núi Ơi Phí, 62 hộ dân người Chăm H’roi ở buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đang bắt đầu hành trình an cư trên vùng đất mới.

Với sự tiếp sức từ chính quyền và chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát của Đảng, khu tái định cư đã hoàn thiện hạ tầng, mở ra cuộc sống an toàn, bền vững cho một cộng đồng.

Người Chăm H’roi rất coi trọng việc chọn thế đất, dựng nhà, lập làng. Những người già ở buôn Ma Giai kể lại rằng: Cha ông họ đã chọn định cư dưới chân núi Ơi Phí không phải ngẫu nhiên mà dựa vào sự chở che của núi rừng. Suốt nhiều thập kỷ, họ sống hòa thuận với thiên nhiên. Thế nhưng, biến đổi khí hậu trong hơn nửa thế kỷ qua đã làm thay đổi tất cả: nguồn nước cạn kiệt, thời tiết khắc nghiệt hơn, đặc biệt là những đợt sạt lở không thể lường trước. Nơi ở không còn là chốn bình yên mà trở thành mối đe dọa mỗi mùa mưa lũ.

Rời bỏ mảnh đất gắn bó bao đời để tìm đến một nơi an cư mới là điều không dễ dàng, nếu không có sự tiếp sức từ chính quyền địa phương và chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát của Đảng. Tháng 2 năm nay, khu tái định cư buôn Ma Giai hoàn thiện mặt bằng và hạ tầng thiết yếu, mở ra một chặng mới trong hành trình ổn định cuộc sống của cộng đồng người Chăm H’roi nơi vùng giáp ranh Gia Lai-Phú Yên.

nguoi-dan-trong-buon-ma-giai-giup-nhau-di-doi-nha-ve-khu-tai-dinh-cu-anh-ngo-thu.jpg
Người dân buôn Ma Giai giúp nhau di dời nhà về khu tái định cư. Ảnh: N.T

Gia đình ông Rah Lan Xê thuộc diện hộ nghèo. Gia đình được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây nhà cùng hơn 23 triệu đồng kinh phí di dời. Ngày gia đình ông Xê chuyển đến khu tái định cư, bà con buôn làng không ai bảo ai, người thì chung tay dỡ nhà cũ, khiêng từng cây cột, tấm ván, người thì nấu cơm, tiếp sức bằng những công việc khác nhau...

Chỉ trong vài ngày, ngôi nhà sàn khang trang đã được dựng lên trên nền đất mới, ngôi nhà cũ cũng được di chuyển theo. Ông Xê trịnh trọng tổ chức cúng nhà mới theo nghi lễ của người Chăm H’roi, cảm tạ tổ tiên, trời đất và tấm lòng nghĩa tình của buôn làng. Ông vui mừng: “Nhà nước cho đất, hỗ trợ tiền làm nhà, mình mừng lắm! Từ nay, mình sẽ cố gắng làm ăn, vận động con cháu chăm chỉ lao động để thoát nghèo”.

Là 1 trong 62 hộ dân được di dời đến khu tái định cư, gia đình chị Sô Thị Xuân giờ đây đã không còn lo lắng nơi ở nguy cơ sạt lở cao. Ngôi nhà cũ được dỡ ra để chuyển đến nơi ở mới. “Ngày còn ở làng cũ, mỗi lần trời mưa to gió lớn là cả nhà không dám ngủ. Giờ chuyển đến chỗ ở mới bằng phẳng, mình yên tâm rồi, mừng lắm. Cảm ơn Đảng, Nhà nước và chính quyền lo cho người dân có chỗ ở an toàn để làm ăn, sinh sống lâu dài”-chị Xuân xúc động chia sẻ.

Dự án “Sắp xếp, bố trí ổn định các hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư buôn Ma Giai, xã Đất Bằng” được Nhà nước đầu tư hơn 18 tỷ đồng, xây dựng đồng bộ hệ thống điện, nước sinh hoạt và đường giao thông. Mỗi hộ dân được cấp 400 m² đất ở. Song song với đó, 25 hộ nghèo còn được hỗ trợ xây dựng nhà theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.

Là người con của buôn, đồng thời là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ma Giai, anh La O Á phấn khởi chia sẻ: “Chủ trương này của Đảng, Nhà nước rất nhân văn, lo cho dân từ chỗ ở đến sinh kế. Giờ về khu tái định cư, bà con có nhà cửa kiên cố, có đất, đường, có điện nên yên tâm ổn định cuộc sống, tập trung làm ăn phát triển kinh tế. Bà con rất mừng và biết ơn”.

123.jpg
Khu tái định cư buôn Ma Giai, xã Đất Bằng. Ảnh: N.T

Để người dân an tâm sinh sống và lập nghiệp lâu dài tại khu tái định cư, chính quyền xã Đất Bằng cùng các đoàn thể địa phương đã vào cuộc bằng những hoạt động thiết thực. Từ công tác tuyên truyền, vận động bà con rời nơi ở cũ tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đến hỗ trợ ngày công, phương tiện, nhân lực giúp các hộ dân di dời, dựng nhà, ổn định nơi ở. Tất cả đều hướng đến mục tiêu tạo điều kiện cho người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Ông Rô Krik-Chủ tịch UBND xã Đất Bằng-cho biết: “Khu tái định cư được quy hoạch bằng phẳng, an toàn trong mùa mưa bão, có hệ thống đường nội thôn thuận tiện đi lại, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt được đấu nối đến từng hộ. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án để chi trả kinh phí di dời kịp thời, cử cán bộ xuống tận nơi hỗ trợ bà con dựng nhà, làm hàng rào, lắp hệ thống điện, nước. Những việc người dân chưa thể tự làm, địa phương đều sẵn sàng hỗ trợ. Từ khâu di dời đến tổ chức họp dân, lập tổ giúp dân đấu nối nước sinh hoạt đều được triển khai sát sao, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân”. Cũng theo ông Rô Krik, điều chính quyền địa phương vui nhất là sau khi về nơi ở mới, bà con không chỉ yên tâm mà còn chăm lo làm ăn, cố gắng xây dựng cuộc sống ổn định, bền vững hơn.

Từ vùng đất từng oằn mình trước hiểm họa sạt lở, buôn Ma Giai đang từng ngày hồi sinh với dáng hình của một cộng đồng mới-nơi những mái nhà Chăm H’roi dựng lên giữa vùng đất an cư, vững chãi, yên bình. Hành trình tái thiết vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng sự đồng lòng giữa chính quyền và người dân chính là nền móng bền chặt để cùng nhau dựng xây một cuộc sống mới nghĩa tình, no ấm và tràn đầy hy vọng.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

null