(GLO)- “Một ngày Pleiku” của Nguyễn Thanh Mừng là những cảm nhận đầy tinh tế về tiết trời phố núi trong ngày với đầy đủ biến chuyển xuân, hạ, thu, đông. Ở đó còn có tấm chân tình nối liền duyên hải-cao nguyên để mà “chén vui chạm với chén ngông”, “bạn hiền gọi tiếp bạn hiền”…
(GLO)- Ngày xuân luôn đem lại một cảm giác tươi mới, phấn khởi. Có lẽ bởi vậy mà những lời thơ trong “Khúc ru mùa” của tác gỉa Nguyễn Thị Đào cũng trở nên nhịp nhàng, tươi vui khi nhắc đến thời khắc xuân về gõ cửa.
(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
(GLO)- Năm mới, nhiều người Việt vẫn lưu giữ cho mình “phong vị” Tết xưa qua những bức thư pháp chúc xuân ý nghĩa, những câu đối đỏ uyển chuyển, mềm mại, rực rỡ sắc màu… Nhiều gia đình lựa chọn thư pháp làm quà tặng người thân, bạn bè cho một năm mới nghênh đón nhiều tài lộc, bình an.
(GLO)- Nhà thơ Văn Công Hùng từng nhận xét: “Lữ Hồng trải nghiệm cảm xúc của mình từ đá, từ núi, từ phố, từ đêm... từ nhiều thứ và vượt qua bản thân mình”. Lần này, với bài thơ “Bất chợt mùa xuân”, cô trải nghiệm cảm xúc tinh tế, trong trẻo của mình từ mùa xuân.
(GLO)- Một chùm thơ về Pleiku, nơi anh đã sống và lao động nghệ thuật hơn 40 năm qua. Với 16 đầu sách văn học đã xuất bản, hàng ngàn bài báo đã in, nhà thơ Văn Công Hùng vẫn miệt mài sáng tạo hàng ngày, dẫu anh đã về hưu gần 5 năm nay. Chùm thơ này như một cách anh trả ơn Pleiku, trả ơn nơi đã giúp anh trưởng thành.
(GLO)- Phố núi với thông xanh, nhịp chiêng ngân, vòng xoang chuếnh choáng luôn là chủ đề bất tận đối với thơ, văn. “Nắng xanh” của tác giả Lê Đình Trọng thêm một lần nữa cho thấy sức mê hoặc của vùng đất đầy nắng, gió song cũng rất nên thơ, trữ tình.
(GLO)- Cùng với các địa phương trong cả nước, hoạt động văn hóa, văn nghệ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai được quan tâm triển khai đồng bộ, phong phú, đa dạng.
(GLO)- Từ ngày 17-1 đến 10-2, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm đi vào hoạt động” trong khuôn viên của đơn vị. Đây là một cách để nhắc nhớ về sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhà.
(GLO)- Vẫn bằng thủ pháp lạ hóa với “tiếng chim nghiêng qua mái”, “bài ca chín rồi”, “hương trầm nâng khăn”…, những lời thơ trong bài “Mẹ và mùa xuân” của nhà thơ Lê Từ Hiển dạt dào xúc cảm, thổn thức nỗi nhớ thương.
(GLO)- Hồi nhỏ, bữa cơm Tết gia đình thường có nhiều món ăn ngon nhưng tôi thích nhất món thịt heo thưng. Thịt heo nạc đem thưng đương nhiên ngon; nhưng kỳ lạ, thịt mỡ thưng lên rồi ăn cũng rất ngon. Gia vị thấm vào khiến thịt không còn vị béo gây ngán. Vậy nên, thịt thưng ăn hao. Cũng do vậy ngày thường mẹ tôi không dám làm, chỉ có dịp Tết.
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt và Chinh Vu Xuan đạt giải danh dự tại cuộc thi nhiếp ảnh đen trắng thường niên International Monochrome Photography Awards.
(GLO)- Năm 2022, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Gia Lai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, hội viên thuộc 7 chi hội phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
(GLO)- Anh từng là bộ đội đóng quân ở An Khê (tỉnh Gia Lai), từ thời ấy, anh đã sinh hoạt với nhóm thơ... Đà Nẵng. Rồi anh chuyển lên Kon Plông làm Phó Chỉ huy trưởng về chính trị của Huyện Đội, nhưng rồi cái tư chất thi sĩ luôn âm ỉ trong anh, khóc đấy, cười đấy. Và vẫn làm thơ. Thế là, cái việc anh được điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như là lẽ đương nhiên. Gặp anh, không ai nghĩ người trước mặt mình từng mang quân hàm Thượng tá, mà là một thi sĩ đời... cũ.
(GLO)- Sáng 11-1, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 với sự tham dự của đông đảo hội viên.