Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Việt Nam, Ấn Độ đều đạt mức cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức 515-520 USD/tấn trong phiên 25/3, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011 từ 510-515 USD/tấn hồi tuần trước.

Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). (Nguồn: TTXVN)
Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). (Nguồn: TTXVN)
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn 9 năm qua, giữa lúc số đơn đặt hàng mới tăng nhẹ.
Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ giữ ở mức cao nhất trong tháng qua do nhu cầu cao từ các nước châu Á khác và châu Phi.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức 515-520 USD/tấn trong phiên 25/3, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011 từ 510-515 USD/tấn hồi tuần trước.
Một thương nhân nói: “Nhu cầu đang tăng lên và có thêm nhiều tàu cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh để bốc gạo. Dự kiến, giá gạo vẫn cao do nhu cầu toàn cầu đối với ngũ cốc vẫn còn mạnh trong bối cảnh xảy ra đại dịch COVID-19.”
Tại nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm không thay đổi, ở mức cao nhất 398-403 USD/tấn kể từ giữa tháng 2/2021.
Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền nam của bang Andhra Pradesh, cho biết nhu cầu mua gạo tăng cao cho đơn hàng tháng Tư và tháng Năm.
Trong khi đó, gạo 5% tấm tiêu chuẩn của Thái Lan được chào bán ở mức 500-518 USD/tấn so với mức 505-513 USD/tấn hồi tuần trước.
Một số thương lái cho rằng giá gạo thay đổi là do biến động của tỷ giá hối đoái. Đồng baht của Thái Lan đã giảm 2,9% so với đồng USD kể từ đầu tháng 3/2021.
Thị trường nông sản Mỹ
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn biến động tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 26/3, trong đó giá ngô và lúa mỳ tăng, còn giá đậu tương giảm.
Khép phiên này, giá ngô giao tháng 5/2021 tăng 6 xu Mỹ (1,1%) lên 5,525 USD/bushel, giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tăng 0,75 xu Mỹ (0,12%) lên 6,1325 USD/bushel do các nhà buôn đánh giá tác động chi phí logistics của việc "siêu tàu" container bị mắt kẹt trong kênh đào Suez.
Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 5/2021 giảm 13,75 xu Mỹ (0,97%) xuống 14,005 USD/bushel, bởi tác động từ đợt thanh lý kéo dài trong khi thị trường ngũ cốc phục hồi giao dịch với một khối lượng nhỏ (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho hay chi phí vận chuyển tăng cao khiến dự trữ đậu tương của bộ này ước tính tương đối là quan trọng. Giá cước vận tải biển đang tăng cao kỷ lục và sẽ tăng cao hơn nữa nếu Kênh đào Suez tiếp tục đóng cửa.
Dự báo thời tiết cho thấy thời tiết khô ráo hơn ở Argentina và Nam Brazil. Dự báo sẽ có mưa hạn chế đối với các vùng trồng ngô vụ Đông của Brazil trong 10-12 ngày tới.
Thị trường càphê thế giới
Trên thị trường thế giới trong phiên sáng 27/3 (giờ Việt Nam), giá càphê điều chỉnh trái chiều.
Giá càphê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2021 ghi nhận mức giảm 0,07% (tương đương 1 USD) so với phiên trước, xuống còn 1.365 USD/tấn.

Nông dân thu hoạch hạt càphê tại một nông trại ở Forquilha do Rio, Espirito Santo, Brazil. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nông dân thu hoạch hạt càphê tại một nông trại ở Forquilha do Rio, Espirito Santo, Brazil. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Giá càphê arabica giao tháng 5/2021 tại New York vào lúc 7h (giờ Việt Nam) tăng 0,10 xu (tương đương 0,08%) lên 1,266 USD/pound (1pound=0,454 kg).
Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu Việt Nam, năm 2020, Đức tăng nhập khẩu càphê từ Brazil, Honduras, Italy, nhưng giảm từ Việt Nam và Colombia.
Cụ thể, nhập khẩu càphê của Đức từ Brazil trong năm 2020 đạt 407.300 tấn, trị giá 934,82 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 15,6% về trị giá so với năm 2019. Thị phần càphê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 33,54% trong năm 2020, tăng so với 31,33% trong năm 2019.
Ngược lại, nhập khẩu càphê của Đức từ Việt Nam trong năm 2020 giảm 3,6% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với năm 2019, đạt 238.840 tấn, trị giá 385,22 triệu USD.
Thị phần càphê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 19,67% trong năm 2020, thấp hơn so với 20,29% trong năm 2019.
Q.Chung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.