Gia Lai: Nhiều lợi ích từ chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đẩy mạnh áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, tăng năng suất, giá trị và lợi nhuận cho người sản xuất.


Hiệu quả kinh tế và môi trường

Vụ mùa năm 2020, anh Puih Yớt (làng Maih, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ trồng 2 sào lúa J02 và áp dụng IPM. Nhờ được hỗ trợ lúa giống chất lượng và cán bộ của Trung tâm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hợp lý nên năng suất lúa đạt 6-6,5 tạ/sào, tăng 2 tạ/sào so với giống lúa cũ.

Tương tự, ông Rơ Châm Gring (làng Dút 1, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) được hỗ trợ giống lúa J02 để gieo trồng trên diện tích 4 sào. “Vụ mùa vừa rồi, năng suất tăng 20-30% so với giống lúa cũ”-ông Gring nói.

Ông Rơ Châm Hyur (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) mở hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn cà phê . Ảnh: Lê Nam
Ông Rơ Châm Hyur (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) mở hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn cà phê. Ảnh: Lê Nam

Trong khi đó, ông Rơ Châm Hyur (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm phun mưa tại gốc cho 1 ha cà phê của gia đình. Nhờ đó, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. “Với hệ thống này, khi tưới, tôi chỉ cần bật máy bơm là tự động nước chảy đến từng gốc cà phê. Tưới phun mưa tại gốc giúp giảm chi phí công tưới, tiết kiệm nước và còn có thể bón phân trực tiếp cho cây”-ông Hyur chia sẻ.

Theo ông Trần Xuân Khải-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp và PTNT): Thời gian qua, việc áp dụng IPM trên cây trồng đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ, giảm thuốc BVTV hóa học, giảm lượng giống và nước tưới, năng suất cây trồng tăng 10-15%. Người dân đã từng bước thay đổi tư duy và nhận thức trong sản xuất, hạn chế sử dụng phân vô cơ, giảm tồn dư hóa chất trong không khí, nguồn nước, đất đai và sản phẩm làm ra sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình IPM

Để giảm thiểu mối nguy hại về hóa chất, đặc biệt là giảm thuốc BVTV, ngày 9-3-2021, UBND tỉnh có Quyết định số 125/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình IPM trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 66.500 ha lúa, 37.500 ha bắp, 46.800 ha rau, 60.000 ha mì, 92.150 ha cà phê, 11.070 ha hồ tiêu, 19.500 ha mía, 46.750 ha cây ăn quả... áp dụng chương trình IPM.

Người dân huyện Ia Grai chăm sóc lúa Đông xuân. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Ia Grai chăm sóc lúa Đông Xuân. Ảnh: Lê Nam
Giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã tổ chức 350 lớp tập huấn ngắn hạn về IPM với hơn 12.250 lượt nông dân tham gia và xây dựng được 55 mô hình trình diễn IPM trên các loại cây trồng. Đến năm 2020, toàn tỉnh áp dụng IPM được trên 39.000 ha lúa, 20.360 ha rau, 44.680 ha bắp, 78.880 ha mì, 55.500 ha cà phê, 8.500 ha hồ tiêu, 12.040 ha mía, 7.200 ha cây ăn quả.

Theo ông Đỗ Xuân Hiền-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai: Chương trình IPM được cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện thường xuyên. Hàng tháng, Trung tâm đều gửi thông báo, cảnh báo về tình hình sâu bệnh và khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng phân vô cơ, thuốc BVTV hóa học. Nếu sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp tổng hợp chăm sóc cây trồng như: bón phân đúng thời điểm, áp dụng quy trình sản xuất phù hợp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, canh tác theo tiêu chuẩn chất lượng 4C, UTZ, VietGAP, áp dụng mô hình tưới tiết kiệm nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trao đổi với P.V, ông Trần Xuân Khải cho biết: Thời gian đến, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục triển khai tập huấn nâng cao kiến thức cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV an toàn, phổ biến kiến thức về quy trình IPM, ICM, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, 4C, Utz certified, Rainforest Alliance. Đồng thời, tiếp tục xây dựng cánh đồng lớn, áp dụng mô hình tưới tiết kiệm nước, cơ giới hóa, giảm lượng giống, giảm phân bón, sử dụng giống kháng sâu bệnh, luân canh, sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ dịch hại trên cây trồng.

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.