Thị trường bất động sản hạ nhiệt vì ảnh hưởng dịch, giá vẫn tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều điểm nóng về thị trường bất động sản trong cơn sốt đất vừa qua đang có sự hạ nhiệt trong bối cảnh ảnh hưởng vì dịch COVID-19. Tuy nhiên, mặt bằng giá căn hộ vẫn không vì vậy mà có sự điều chỉnh giảm.

Giá nhà vẫn tăng mạnh dù dịch COVID-19 đang ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản. Ảnh: Anh Quang
Giá nhà vẫn tăng mạnh dù dịch COVID-19 đang ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản. Ảnh: Anh Quang
Thị trường hạ nhiệt
Báo cáo thị trường mới đây do chuyên trang Batdongsan.com.vn vừa công bố cho thấy, dịch COVID-19 tái bùng phát và diễn biến ngày càng phức tạp đang tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ lên thị trường bất động sản. Cụ thể, nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản tại khá nhiều thị trường đang có sự chững lại rõ rệt ở hầu hết các thị trường. Báo cáo của Batdongsan.com.vn cũng đi vào chi tiết từng thị trường khu vực miền Nam, cho thấy các điểm “nóng” về giao dịch nhà đất từng đạt đỉnh về mức độ quan tâm trong tháng 3.2021 như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu đều suy giảm mức độ quan tâm trong tháng 4.
Riêng với thị trường TPHCM, mức độ quan tâm nhà đất toàn tháng 4 giảm 17% so với tháng trước. Phân khúc đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch bệnh là loại hình căn hộ với nhu cầu tìm mua giảm gần 25%.
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho biết, xu hướng sụt giảm lượt tìm kiếm nhà đất trong tháng vừa qua là điều đã được dự liệu trước đó. Bên cạnh yếu tố COVID-19, mức độ quan tâm dành cho bất động sản đã lập một mức đỉnh rất cao trong tháng 3 trước đó vì hiện tượng sốt đất đầu năm. Đến giữa tháng 4, chính quyền ra tay hạ nhiệt cơn sốt, kết thúc làn sóng mua bán bất động sản tấp nập ở nhiều khu vực. Sốt đất giảm kéo theo đó là lượng lớn nhà đầu tư lướt sóng rời thị trường, mức độ quan tâm bất động sản thời điểm sau sốt đất hạ xuống là rất bình thường.
Nhận định về xu hướng thị trường trong các tháng tới, ông Hiếu cho rằng, các hoạt động giao dịch bất động sản có thể sẽ kém sôi động hơn do nhiều dự án tạm hoãn bán hàng tập trung, chuyển dịch sang hình thức mua bán trực tuyến vì tuân thủ biện pháp giãn cách an toàn trong mùa dịch.
Nhưng giá bán vẫn tăng mạnh
Trong bối cảnh nguồn cung mới bị chững lại, theo thống kê của nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho thấy mặt bằng giá căn hộ đặc biệt giá bán thứ cấp nhiều dự án căn hộ bình dân tại TPHCM tăng vọt lên 50-100% đối với các căn hộ được bàn giao trong thời gian 2-3 năm vừa qua, đặc biệt là tại khu vực Thành phố Thủ Đức. Nghiên cứu từ Collier Việt Nam cũng chỉ ra, kể từ khi thành lập TP.Thủ Đức, giá chào bán căn hộ tại đây đã tăng trung bình khoảng 7-9% so với năm ngoái và tăng 45% so với năm 2018. Đà tăng giá nhà được dự báo chưa có dấu hiệu dừng lại.
Còn theo thống kê của Batdongsan.com.vn, hàng loạt dự án nhà giá rẻ tại quận 8, quận 12, Bình Tân, Bình Chánh và TP.Thủ Đức triển khai trong giai đoạn 2016-2018 từng có tầm giá vài trăm triệu đều đang sang nhượng thứ cấp ở mức tiền tỷ. Ngay cả một số dự án nhà ở xã hội cũng tăng giá mạnh. Đơn cử như HQC Plaza có giá bán từ mức 12-14 triệu/m2 leo lên tầm giá 20-22 triệu/m2; HQC Bình Trưng Đông (TP. Thủ Đức) giá tầm 15-17 triệu/m2 năm 2017, còn giờ đây đang được bán ở mức 30 triệu/m2. Căn hộ Linh Trung (TP. Thủ Đức) năm 2016 chỉ có giá từ 750-800 triệu/căn hiện cũng đang giao dịch trong khoảng giá 1,5-1,7 tỉ đồng/căn.
Nhìn nhận về xu hướng giá căn hộ TPHCM, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA cho biết, chỉ trong vòng 7 năm (2013-2020), giá chung cư bình dân đã tăng khoảng 100% từ khoảng 14-16 triệu đồng/m2 lên trên 30-33 triệu đồng/m2. Không những vậy, các dự án căn hộ nhóm này trong 3 năm trở lại đây ngày càng khan hiếm và thậm chí đang biến mất trên thị trường. Đến quý 1/2021, các mức giá chào bán nói trên lại tiếp tục tăng 5-10% so với giá của năm 2020. Không chỉ căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2, mà ngay cả những căn hộ dưới 35 triệu đồng/m2 cũng trở nên khó kiếm ở TP.HCM.
“Cơ hội sở hữu nhà của người lao động và các hộ gia đình trẻ mua nhà lần đầu ngày càng xa vời. Nhiều dự án BĐS mới có mức giá bán trên dưới 2 tỉ đồng/căn ngày càng khó tìm thấy và với những căn có giá tầm 1,5 tỉ đồng/căn thì gần như là không còn nguồn hàng mới”, ông Hoàng cho hay.
GIA MIÊU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất