Thị trường bất động sản dưỡng lão ở Việt Nam vẫn sơ khai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khảo sát của Savills cho thấy chỉ có 32/63 tỉnh, thành trong cả nước có viện dưỡng lão dành cho việc chăm sóc người cao tuổi.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người già có hoàn cảnh neo đơn đang sinh sống tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè. Ảnh: TTXVN phát
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người già có hoàn cảnh neo đơn đang sinh sống tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè. Ảnh: TTXVN phát
Theo Savills Việt Nam, thị trường dịch vụ nhà ở và viện dưỡng lão-dịch vụ chăm sóc dành cho người lớn tuổi tại Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khai.
Nghịch lý về nhà dưỡng lão
Khảo sát của Savills cho thấy chỉ có 32/63 tỉnh, thành trong cả nước có viện dưỡng lão dành cho việc chăm sóc người cao tuổi.
Trong khi đó, Chính phủ đặt mục tiêu mỗi tỉnh, thành có ít nhất một viện dưỡng lão vào năm 2025. Các sáng kiến khác do Chính phủ hậu thuẫn bao gồm mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (ISHC), một dự án tạo điều kiện cho cộng đồng trong việc chăm sóc người cao tuổi.
Thực tế cho thấy Việt Nam đã có một vài dịch vụ tư nhân cung cấp dịch vụ nhà dưỡng lão với với chi phí khá cao. Các viện dưỡng lão tư nhân như Viện dưỡng lão Thiên Đức hay Trung tâm dưỡng lão Hoa Sen thu phí khoảng 15 triệu đồng cho phòng đơn hoặc 19 triệu đồng cho phòng đôi mỗi tháng.
Một số cơ sở như Tuấn Minh Paradise Resort hiện đang được xây dựng sẽ là "khu nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi" với khu biệt thự nhà ở, cơ sở vật chất 5 sao, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế. Ngay cả những cơ sở khiêm tốn hơn cũng nằm ngoài khả năng chi trả của hầu hết người Việt Nam.
Tại Việt Nam, việc chăm sóc người cao tuổi chủ yếu là tại nhà và do các tình nguyện viên cung cấp. Hiện có một nghịch lý trong tư tưởng về nhà ở dưỡng lão ở Việt Nam.
Trong khi dân số đang già đi, cộng đồng đang thay đổi và người cao tuổi cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện, vẫn còn sự kỳ thị về nhà ở dưỡng lão.
Ngay cả khi họ cần, khái niệm về nghĩa vụ gia đình sẽ khiến việc quyết định vào viện dưỡng lão trở nên khó khăn. Rất nhiều người vẫn nghi ngờ và phản đối tư tưởng về việc đưa bố mẹ tới sinh sống tại viện dưỡng lão, đồng nghĩa với việc con cái họ không yêu thương ba mẹ.
Đây cũng chính là những điểm tương đồng về văn hóa ở nhiều nước châu Á-nơi có thiên hướng truyền thống trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình, và tự chăm sóc tại nhà từ thế hệ này tới thế hệ khác. Chính sách của Chính phủ cũng khuyến khích việc "già hóa tại gia," trong đó thế hệ con cháu sẽ chăm sóc cha mẹ khi họ về già.
Ở Trung Quốc, điều này còn được ghi trong các bộ luật và Đài Loan (Trung Quốc) quy định sẽ cắt quyền thừa kế nếu những người con không chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Chính phủ Singapore, hỗ trợ việc "già hóa tại gia" bằng cách cung cấp thêm các gói hỗ trợ tài chính cho các gia đình nhiều thế hệ cùng sống chung.
Đòn bẩy cho bất động sản nhà ở dưỡng lão
Theo khảo sát trên quy mô toàn cầu về vấn đề già hóa và các nhu cầu liên quan đến hoạt động chăm sóc người cao tuổi, nhu cầu về việc cung cấp chỗ ở cho những công dân lớn tuổi tại các nước trên thế giới đang ngày một tăng cao.
Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa, cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng số lượng người già nhiều hơn người trẻ. Vào năm 2019, số người trên 60 tuổi tại Việt Nam đạt 11%, tăng từ 8,6% vào năm 2009. Phần lớn nhóm dân số cao tuổi của Việt Nam sống ở các tỉnh phía Bắc. Bảy trong số mười tỉnh có lượng dân số trên 60 tuổi nhiều nhất, đều tập trung ở miền Bắc.
Kể từ khi các chính sách Đổi mới được áp dụng, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn kinh tế-xã hội và những cải thiện đáng kể đối với các dịch vụ công, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ trung bình. Sự tăng trưởng này đã thay đổi cách sống của con người và dẫn đến sự hiện đại hóa, đô thị hóa và gia tăng mức độ di cư từ nông thôn ra thành thị. Những thay đổi này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người cao tuổi sống một mình hoặc cùng với vợ hoặc chồng tăng từ 18,3% (năm 2009) lên 27,8% (năm 2019).
Bà Quyên sống ở Trung Tự, Hà Nội cho biết cả hai con trai của bà đều định cư tại Đức từ hơn 15 năm nay, còn ông nhà bà đã mất gần 10 năm. Bản thân bà đã 85 tuổi, sức khỏe yếu và không biết tiếng nên không muốn sang Đức sống cùng con cái. Hiện bà sống với một giúp việc 30 tuổi là cháu họ xa. Tuy nhiên, do khoảng cách thế hệ lớn nên bà luôn cảm thấy cô đơn vì rất khó mở lòng nói chuyện, tâm sự với người giúp việc này.

Trong ảnh: Các chiến sỹ tình nguyện thăm hỏi các cụ già đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè (Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Giang - TTXVN.
Trong ảnh: Các chiến sỹ tình nguyện thăm hỏi các cụ già đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè (Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Giang - TTXVN
Bà Quyên cũng cho biết các con bà đã tìm được một viện dưỡng lão phù hợp ở Hoài Đức, Hà Nội, chọn dịch vụ phòng đôi để sang đầu năm 2022, bà sẽ cùng với bà thông gia (là phụ nữ 80 tuổi góa chồng) chuyển vào đây ở. Giá dịch vụ cũng chỉ trên 10 triệu đồng/tháng/người nên cũng không quá tốn kém cho con cái bà.
"Hiện giờ nguyện vọng duy nhất của tôi là có các bạn già để chia sẻ buồn vui hàng ngày, có bác sỹ và y tá để theo dõi bệnh huyết áp thấp, còn sống ở đâu không quá quan trọng nữa rồi," bà Quyên chia sẻ.
Theo Savills, trên toàn cầu, nhu cầu nhà ở dưỡng lão ngày càng tăng cao ở rất nhiều thị trường; nguồn cầu không được đáp ứng do nguồn cung hạn chế. Hiện chỉ có một số ít viện dưỡng lão hoạt động theo 3 cách thức: do tư nhân đầu tư, do các tổ chức thiện nguyện, tôn giáo lập ra; hoặc thuộc Nhà nước bảo trợ (Thị Nghè).
Tuy nhiên, các viện dưỡng lão này vẫn chưa phải như mô hình nhà ở dưỡng lão phổ biến trên thế giới.
Ba năm trước, đại diện Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Mỹ (NAR) đã đặt vấn đề các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines nên đầu tư vào bất động sản hưu trí. Đây là phân khúc mới nhưng hấp dẫn. Nhưng để làm được điều này, các nước cần sự tham gia của 3 ngành: bất động sản, y tế, dịch vụ chăm sóc.
Ví dụ, ở Chiang Mai (Thái Lan) đã thu hút nhiều cộng đồng hưu trí đến từ Mỹ và châu Âu (Thụy Điển)... Người nước ngoài có thể mua nhà hoặc chung cư và nghỉ hưu tại đây. Hay Philippines có chính sách như đầu tư hạ tầng, có hệ thống y tế tốt, cấp visa đặc biệt, có những dự án phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người cao tuổi... để thu hút đông lượng người cao tuổi đến từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Nhận định về thị trường bất động sản dưỡng lão tại Việt Nam, ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết với các yếu tố phức tạp về văn hóa, quy định về luật, cũng như các yếu tố về vận hành, một số mô hình dưỡng lão phổ biến trên thế giới có thể không phù hợp với thị trường Việt Nam.
"Tuy nhiên, Việt Nam có thể sử dụng đòn bẩy để hỗ trợ xây dựng bất động sản cho người cao tuổi. Đặc biệt, người già có thể tham gia các gói bảo hiểm đi kèm với giá trị đầu tư. Việt Nam cũng cần phát triển đội ngũ nhân viên được đào tạo về y tế chuyên trách.
Giải quyết những vấn đề trên, khi mô hình gia đình truyền thống thay đổi trong vài thập kỷ tới, phân khúc nhà ở dưỡng lão sẽ có nhiều cơ hội hơn," ông Troy Griffiths dự báo.
A.N (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất