Thêm xe đẩy vào tranh kinh điển, bức tranh 'nhại' bán được gần 230 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo The Guardian ngày 22.10, bức tranh Show me the Monet của họa sĩ Banksy hôm 21.10 bán được gần 230 tỉ đồng nhờ sáng tạo độc đáo dựa trên tranh kinh điển của tiền nhân.

Bức tranh 'Show me the Monet' bán được gần 230 tỉ đồng nhờ sáng tạo dựa trên bức tranh gốc ẢNH: CFP
Bức tranh 'Show me the Monet' bán được gần 230 tỉ đồng nhờ sáng tạo dựa trên bức tranh gốc ẢNH: CFP
Sáng tạo lại tranh của tiền nhân là bức The Water-Lily Pond (Ao súng) do danh họa kiệt xuất của trường phái hội họa ấn tượng người Pháp Claude Monet (1840-1926) vẽ, bức tranh Show me the Monet của họa sĩ đường phố Banksy được bán ra với số tiền trên 7,5 triệu bảng Anh (gần 230 tỉ đồng) tại sự kiện của sàn đấu giá Sotheby (London, Anh). Bức họa kinh điển của Claude Monet ra đời năm 1899, còn bức tranh của họa sĩ Banksy thì được vẽ năm 2005. 
Ban đầu, bức Show me the Monet được "thét" giá nằm trong mức từ 3 triệu bảng đến 5 triệu bảng Anh. Thế nhưng theo tiết lộ từ The Guardian, tại sự kiện của Sotheby, bức tranh mới này bị 5 người mua "giằng" nhau cho bằng được. Điều thú vị nằm trong bức tranh "nhại" lại tranh của Claude Monet đó là các chi tiết thú vị, tưởng chừng rẻ tiền nhưng thực chất chứa đựng nhiều ý nghĩa được thêm vào tranh. 

Tác phẩm Ao súng của danh họa Claude Monet ẢNH: CLAUDE-MONET.COM
Tác phẩm Ao súng của danh họa Claude Monet ẢNH: CLAUDE-MONET.COM
Trong bức tranh gốc ra đời cách nay hơn một thế kỷ, người xem thấy được những bông hoa súng nằm êm đềm trên mặt nước dưới chân một cây cầu. Thế nhưng đến bức họa của Banksy, nghệ sĩ này đã thêm một vài chiếc xe đẩy không ai cần đến bị vứt ngổn ngang trên mặt hồ và một cái nón giao thông cũng nằm trong hồ êm đềm không kém mấy chiếc xe đẩy kia. Bức tranh Show mee the Monet là một trong những tác phẩm nằm trong dự án Crude Oil của Banksy, nhằm "làm mới" các tác phẩm kinh điển của các danh họa lớn trên thế giới như Vincent van Gogh, Edward Hopper và Andy Warhol.
Alex Branczik, người phát ngôn của Sotheby tại châu Âu cho biết đây là bức tranh vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của Banksy và họa sĩ này đã làm một công việc độc đáo đó là thổi hơi thở của đời sống đương đại vào tranh kinh điển. Với việc thêm các chi tiết mới vào tranh cũ, vị này nhấn mạnh Banksy muốn ám chỉ chủ nghĩa tiêu thụ quá đà của con người trong xã hội hôm nay và cách mà họ coi thường môi trường sống xung quanh mình.
Theo Đông Phong (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.