Thêm 600.000 liều vắc xin Covid-19 Nhật Bản tài trợ về đến TP.HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 9.7, chuyến bay chở lô vắc xin Covid-19 khoảng 600.000 liều của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam đợt 2 đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

600.000 liều vắc xin Covid-19 của Chính phủ Nhật Bản tài trợ về tới TP.HCM - Ảnh: Nguyên Vũ
600.000 liều vắc xin Covid-19 của Chính phủ Nhật Bản tài trợ về tới TP.HCM - Ảnh: Nguyên Vũ


Cùng với 400.000 liều được chuyển về hôm 2.7, như vậy, toàn bộ 1 triệu liều vắc xin Covid-19 của Nhật Bản tài trợ đã về Việt Nam phục vụ chiến lược tiêm chủng vắc xin của Chính phủ.

Hôm 2.7, ngay sau khi lô vắc xin về đến sân bay, Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS, doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam) đã chuyển vào kho và lưu giữ theo hướng dẫn. Công ty TCS cho biết sẽ miễn phí phục vụ và phí lưu kho đối với lô hàng này và lô hàng tiếp theo (khi đó dự kiến là vào ngày 8.7).

 

Lô vắc xin được chuyển từ sân bay vào kho lưu giữ- Ảnh: Nguyên Vũ
Lô vắc xin được chuyển từ sân bay vào kho lưu giữ- Ảnh: Nguyên Vũ
Nhân viên kho phun khử khuẩn khi tiếp nhận- Ảnh: Nguyên Vũ
Nhân viên kho phun khử khuẩn khi tiếp nhận- Ảnh: Nguyên Vũ


Trước đó, ngày 16.6, Nhật Bản đã viện trợ Việt Nam gần 1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca. Mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5 ml (được tiêm bắp). Như vậy, tổng cộng Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam gần 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca.

Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với lãnh đạo TP.HCM sáng qua (8.7), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long cho biết trong tháng 7, sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế cũng người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền.

Công tác tiêm chủng sẽ chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn, ngành y tế cũng bố trí hàng chục xe tiêm chủng vắc xin Covid-19 lưu động cho một số khu vực dân cư.

 

Theo SỸ ĐÔNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).