Thêm 6 ca bệnh Covid-19, 4 ca lây nhiễm cộng đồng tại Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính tới 18 giờ ngày 18.8, Việt Nam ghi nhận thêm 6 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 4 ca lây nhiễm cộng đồng.

 
Trong số 6 bệnh nhân Covid-19 (từ bệnh nhân 984 - 989), có 4 ca lây nhiễm cộng đồng ghi nhận tại Đà Nẵng và 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay, gồm 1 ca tại Khánh Hòa và 1 ca tại Hà Nội.
Ca bệnh 984 được ghi nhận tại Khánh Hoà. Bệnh nhân là nam, 45 tuổi, có địa chỉ tại P.Nghĩa Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ngày 7.8, bệnh nhân từ Đài Loan về Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VJ2849, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Khánh Hoà, mẫu bệnh phẩm được gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, kết quả xét nghiệm lần 2 bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hoà.
Các ca bệnh từ 985-988 được ghi nhận tại tại Đà Nẵng, có độ tuổi từ 30-65 tuổi, gồm 1 ca là người chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng; 1 ca là tiểu thương chợ Đầu mối Hoà Cường, quận Hải Châu; 1 ca tại quận Hải Châu, 1 ca tại quận Hoà Vang (đang tiếp tục điều tra).
Ca bệnh 989 là bệnh nhân được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hà Nội. Bệnh nhân là nam, 35 tuổi, có địa chỉ tại Sơn Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Bình. Ngày 29.7, bệnh nhân từ Guinea Xích Đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Kết quả bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Như vậy, tính đến 18 giờ ngày 18.8, Việt Nam có tổng cộng 898 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 649 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25.7 đến nay là 509 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 87.672 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 3.395 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 24.511 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 59.766 người.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo, trong ngày 18.8, có 53 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trong đó, có 19 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cở sở 2 (Hà Nội) là các bệnh nhân: 364, 527, 528, 529, 530, 531, 532, 533, 534, 535, 538, 539, 540, 541, 542, 543, 545, 546, 670.
23 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, gồm các bệnh nhân: 457, 490, 505, 554, 584, 586, 606, 633, 657, 686, 690, 694, 724, 726, 732, 733, 734, 735, 757, 766, 770, 784, 825.
5 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam gồm các bệnh nhân: 433, 622, 643, 773, 834.
6 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Quảng Nam gồm các bệnh nhân: 519, 549, 551, 563, 564, 616.
Hiện tại, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 520 bệnh nhân. Ngoài ra, tới hiện tại, đã có 35 bệnh nhân có kết quả âm tính 1 lần với virus SARS-CoV-2; 35 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần và 30 bệnh nhân có kết quả âm tính 3 lần.
Theo Lê Hiệp-Liên Châu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.