Bé trai bị kẹp chân vào thang cuốn trung tâm thương mại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bước lên bậc thang, chân bé trai 12 tuổi bất ngờ bị kẹp vào thang cuốn. Em được đưa vào bệnh viện cùng 2 tấm sắt thang cuốn cắm sâu vào chân.

Ngày 19-2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã phẫu thuật cho bé trai 12 tuổi bị kẹp chân vào thang cuốn khi đi Trung tâm thương mại ở Hà Nội. Tai nạn khiến 2 miếng sắt lớn của thang cuốn cắm sâu vào bàn chân trái của bé trai.

Người nhà bệnh nhi cho biết khi đi lên bậc cuối cùng của thang cuốn trong Trung tâm thương mại, bé trai vô tình bị kẹt và cuốn chân vào thang cuốn.

betrai.jpg
Bé trai bị kẹp chân vào thang cuốn, 2 miếng sắt lớn cắm sâu vào bàn chân trái. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bộ phận kỹ thuật của trung tâm thương mại phải can thiệp khẩn cấp để đưa bé trai đi cấp cứu.

Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Quang Vịnh, Khoa Phẫu thuật chi trên và vi phẫu thuật (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho biết bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng mũi bàn chân bị hai tấm sắt cắm sâu vào, gây tổn thương rất phức tạp xuyên từ trước ra sau, bầm dập nhiều, dính nhiều dầu máy.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật kết xương cho bệnh nhân. Sau 3 ngày phẫu thuật, vết thương phục hồi tốt, tâm lý bệnh nhân ổn định.

Bác sĩ Vịnh khuyến cáo các bậc cha mẹ khi dẫn con cái đi chơi, đặc biệt là khi sử dụng thang cuốn cần phải để ý con nhỏ.

2betrai.jpg
Bệnh nhi ổn định sau khi phẫu thuật

Ngoài ra, trong các hoạt động hàng ngày, người lớn cũng phải hết sức để ý đến trẻ. Mỗi ngày bệnh viện đều tiếp nhận hàng chục trường hợp tai nạn sinh hoạt như tai nạn thang cuốn, cho tay vào máy xay hoa quả hay máy xay thịt, cá, máy tời vải, máy giặt, hay do tai nạn lao động…

Các bệnh nhân đều gặp những tổn thương phức tạp do bị cuốn, dập nát tay hoặc chân. Nếu không may gặp tai nạn, gia đình cần sơ cứu nạn nhân và nhanh chóng đưa đến cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.

Theo D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.