Thế giới ghi nhận hơn 650.000 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Riêng tại châu Âu, tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 hiện là 17,86 triệu ca, cao nhất thế giới. Trong 24 giờ qua, "lục địa già" ghi nhận thêm 211.156 ca nhiễm và 554 ca tử vong.

 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)


Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng 4/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới có 65,49 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sau khi ghi nhận thêm hơn 657.000 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1,51 triệu ca. Hiện còn 18,64 triệu ca đang phải điều trị, trong đó số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tích cực chiếm 0,6%.

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 ghi nhận tại Mỹ cao nhất thế giới, 212.925 ca nhiễm và 2.789 ca tử vong. Hiện Mỹ ghi nhận tổng cộng 14,52 triệu ca dương tính với SARS-CoV-2 và 282.702 ca tử vong.

Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại Mỹ, giới chức nước này kỳ vọng vắcxin ngừa COVID-19 sẽ sớm được phân phối để giảm thiểu thiệt hại về người và kinh tế, cũng như khống chế dịch bệnh.

Thị trưởng New York, ông Mayor Bill de Blasio cho biết thành phố này sẽ tiếp nhận vắcxin vào ngày 15/12 và ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là đội ngũ nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại New York trong ngày 3/12 đã lên tới 5,19%, cao nhất trong nhiều tháng qua.

Toàn khu vực Bắc Mỹ trong 24 giờ qua có gần 213.000 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 16,86 triệu ca, đứng thứ 3 thế giới, sau châu Âu và châu Á.

Tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại châu Âu hiện là 17,86 triệu ca, cao nhất thế giới. Trong 24 giờ qua, "lục địa già" ghi nhận thêm 211.156 ca nhiễm và 554 ca tử vong. Nga có số ca nhiễm mới là 28.145 ca, tiếp sau là Italy (23.225 ca) và Đức (22.898 ca).

Trong 24 giờ qua, châu Á ghi nhận thêm hơn 126.000 ca nhiễm và 445 ca tử vong, trong đó Ấn Độ thêm 31.094 ca và Iran 13.922 ca. Hiện toàn châu Á có tổng cộng 17,12 triệu ca nhiễm và 296.764 ca tử vong.

Khu vực Nam Mỹ trong 24 giờ qua có thêm 73.538 ca nhiễm, trong đó Brazil chiếm tới 50.866 ca. Tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Brazil hiện là 6,48 triệu ca, tương đương 57% tổng số ca nhiễm toàn khu vực.

Tại châu Phi, khu vực này ghi nhận 14.739 ca nhiễm trong 24 giờ qua, trong đó Maroc có 4.434 ca và Nam Phi có 4.400 ca. Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại châu lục này đã lên tới 2,22 triệu ca. Trong bài phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, từ ngày 3 đến 4/12, Tổng thống Tunisia đã kêu gọi cần đảm quyền tiếp cận vắcxin ngừa COVID-19 một cách công bằng ngay khi có vắcxin phòng bệnh.


 

Người dân di chuyển trên đường phố tại Milan, Italy, ngày 20/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người dân di chuyển trên đường phố tại Milan, Italy, ngày 20/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Theo phóng viên TTXVN tại Italy, tối 3/12, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã thông báo sắc lệnh mới nhằm ngăn chặn làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19 trong dịp Lễ Giáng sinh và Năm mới.

Sắc lệnh mới cấm mọi hoạt động di chuyển giữa các vùng từ ngày 21/12/2020-6/1/2021 với khung giờ giới nghiêm từ 22 giờ hàng ngày. Tuy nhiên các khách sạn vẫn được mở cửa vào tối 31/12, nhưng không được phép tổ chức tiệc hay ăn tối. Các nhà hàng sẽ đóng cửa lúc 18 giờ.

Ngoài ra, sắc lệnh cũng quy định từ ngày 7/1 năm sau, các trường học học sẽ dần mở cửa trở lại; các quán bar, nhà hàng có thể giao hàng từ 5 giờ đến 22 giờ hàng ngày tại các khu vực vùng đỏ và vùng cam.

Phát biểu trước báo giới về sắc lệnh vừa ban hành, Thủ tướng Conte nêu rõ Italy đã tránh được lệnh đóng cửa toàn quốc nhưng không thể mất cảnh giác trong dịp lễ Giáng sinh và cần phải ngăn làn sóng dịch thứ 3 có thể xuất hiện vào tháng 1 tới. Theo ông, thận trọng là cần thiết để bảo vệ mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. Ông còn khuyến cáo người dân không tiếp những người không sống cùng nhà trong dịp Giáng sinh và Năm mới.

Trước đó một ngày, Tổng thống Italy Sergio Mattarella cũng đã ký sắc lệnh Giáng sinh cấm di chuyển giữa các vùng và thành phố trong dịp lễ; đóng cửa các trung tâm mua sắm vào cuối tuần, trước và trong ngày lễ, ngoại trừ các cửa hàng thuốc, trung tâm y tế, thực phẩm, nông nghiệp, thuốc lá và sách báo.

Với các ngày trong tuần, các cửa hàng được mở cửa đến 21 giờ. Dịch vụ kinh doanh ăn uống cũng được phép mở cửa phục vụ buổi trưa nhưng tối đa 4 người/bàn và phải là những người sống cùng nhau. Các hoạt động thi đấu thể thao vẫn diễn ra nhưng không có khán giả.

Các sắc lệnh mới được ban hành trong bối cảnh làn sóng dịch thứ 2 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Italy. Theo Bộ Y tế nước này, tổng số ca mắc COVID-19 đã lên tới 1.664.829 người, trong đó ghi nhận 58.038 người tử vong. Hiện số ca mắc mới vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, thậm chí ngày 3/12 còn chứng kiến con số kỷ lục 23.225 ca mắc mới và 993 người tử vong vì COVID-19.

Theo Lan Phương-Hải Linh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.