Thay van tim, thay van động mạch chủ không cần mổ mở ngực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong các ngày 2 - 4/10 và 10/10, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức Hội nghị khoa học trực tuyến với chủ đề "Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay" dành cho các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, Tim mạch can thiệp, Phẫu thuật tim mạch, Nội tổng quát, Nội tiết, Lão khoa, Y học gia đình…
 
Một ca mổ thay van động mạch chủ qua ống thông.
Một ca mổ thay van động mạch chủ qua ống thông.
Hội nghị năm nay thu hút khoảng 2.000 đại biểu tham dự với 116 bài báo cáo đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch và chuyển hóa hàng đầu Việt Nam. Nội dung Hội nghị bao quát trên cả 3 lĩnh vực: Phẫu thuật tim mạch, Tim mạch can thiệp và Nội tim mạch.
Theo GS.TS.BS Trương Quang Bình - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, lĩnh vực phẫu thuật tim mạch của hội nghị năm nay tập trung vào xu hướng điều trị mới của bệnh van tim và bệnh động mạch chủ. Đây là 2 bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thay vì chỉ phẫu thuật mở ngực đường giữa như trước đây, việc điều trị sẽ theo hướng ít xâm lấn, xâm lấn tối thiểu cũng như áp dụng các kỹ thuật mới như can thiệp nội mạch hoặc phối hợp giữa can thiệp nội mạch và phẫu thuật trên cùng một người bệnh...
Theo PGS.TS. BS Nguyễn Hoàng Định - Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trước đây việc điều trị các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh hẹp van động mạch chủ được phân theo các chuyên khoa, bác sĩ từng chuyên khoa phụ trách điều trị phù hợp với chuyên khoa của mình. Hiện nay, với xu hướng lấy người bệnh làm trung tâm, các chuyên khoa như chẩn đoán hình ảnh, nội khoa, can thiệp nội mạch, phẫu thuật, gây mê hồi sức, điều dưỡng… có xu hướng phối hợp thành các đội nhóm tim mạch (Heart-team) trong chẩn đoán và điều trị nhằm đưa ra chỉ định điều trị hợp lý nhất cũng như hạn chế tối đa tai biến, biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa thực hiện thành công thủ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) cho ông N.A.H. (80 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng). Ông M. nhập viện trong trình trạng đau ngực trái khi gắng sức kèm cảm giác xây xẩm, chóng mặt khi đi lại, có những cơn đau ngực khi ngủ về đêm (mỗi cơn kéo dài 1-2 phút, mức độ vừa). Khi các cơn đau ngực xuất hiện nhiều hơn, ông H. nhập viện và được chẩn đoán hẹp van động mạch chủ nặng.
Sau khi được khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, người bệnh được chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT) dựng hình cây mạch máu và van động mạch chủ. Sau đó, các chuyên gia trong đội nhóm điều trị đã cùng hội chẩn, dự kiến các vấn đề về kỹ thuật có thể xảy ra và chuẩn bị đầy đủ các ê-kíp hỗ trợ kịp thời. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định thay van động mạch chủ qua ống thông cho người bệnh. Kết quả sau can thiệp, người bệnh hết chóng mặt, đau ngực và khó thở. Sau 1 ngày, người bệnh có thể đi lại, ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) là kỹ thuật thay van tim hiện đại nhất thế giới, được áp dụng trong điều trị hẹp van động mạch chủ nặng. Đây là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây đột tử, suy tim, nhồi máu cơ tim, dẫn đến tử vong. 
Phương pháp TAVI phù hợp với người bệnh hẹp van động mạch chủ lớn tuổi, thể trạng sức khỏe yếu và nhiều bệnh lý đi kèm. Phương pháp này giúp người bệnh giảm đau, hồi phục nhanh, hạn chế các biến chứng trong và sau khi thực hiện. Tuy nhiên, mỗi người bệnh hẹp van động mạch chủ lại có các bệnh nền, cấu trúc và tổn thương van tim khác nhau. Do đó, để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh, cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

(GLO)- Ngày 2-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững”. Dự hội thảo có trên 50 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện công lập tại tỉnh; lãnh đạo và đại diện các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

(GLO)- Ngày 27-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em”. Dự hội thảo có các chuyên gia và gần 80 cán bộ y tế đến từ bệnh viện, trung tâm y tế, Trung tâm hỗ trợ kỹ năng, tâm lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".