Thăng hoa kiến trúc từ tăm tre

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bằng đôi tay tài hoa và óc sáng tạo, từ những chiếc tăm tre gần gũi và thân thuộc trong đời sống hàng ngày, anh Hồ Ngọc Quốc Sĩ đã tạo nên những mô hình kiến trúc thu nhỏ độc đáo, trong đó ấn tượng nhất là mô hình trụ sở UBND TP. HCM và Dinh Thống Nhất vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Đôi tay tài hoa

Người làm và chơi mô hình bằng tăm tre không ít, nhưng để đạt được độ chính xác cao nhất từ những chi tiết nhỏ nhất, công phu và đẹp trong từng tác phẩm như anh Quốc Sĩ thì rất hiếm. Và độc đáo hơn, dù không phải là dân trong giới chuyên chơi mô hình tăm tre, không trải qua trường lớp nào và cũng không cần bản vẽ, nhưng các tác phẩm của anh đã “hút hồn” người sành chơi bởi tính thẩm mỹ cao, sắc nét trong từng chi tiết. Từ khâu lựa chọn tăm, ghép tăm, đến uốn tăm... không chỉ người sành chơi ở TP. HCM mà khắp các tỉnh, thành trên cả nước, nước ngoài cũng tìm đến để chiêm ngưỡng những mô hình tăm tre của anh. Nghệ nhân Hồ Ngọc Quốc Sĩ (ngụ tại đường Tên Lửa, quận Bình Tân, TP. HCM) được nhiều người đặt cho tên rất duyên “Sĩ tăm tre”.

 

Mô hình Dinh Thống Nhất bằng tăm tre của anh Hồ Ngọc Quốc Sĩ.
Mô hình Dinh Thống Nhất bằng tăm tre của anh Hồ Ngọc Quốc Sĩ.

Dẫn tôi xem tác phẩm đang thực hiện dang dở có tên “Ngựa Quách Sĩ Trang cưỡi”, anh Sĩ cho biết: “Nguyên liệu chính để làm là loại tăm xỉa răng, keo 502, lưỡi cưa sắt. Khi ghép tăm và cắt, dán phải làm thật tỉ mỉ, khéo léo, uốn theo từng thớ tăm, vì nếu không tăm sẽ dễ gãy, tác phẩm không hoàn hảo”. Xếp bên cạnh là mô hình “Chùa Một Cột” rất ấn tượng được anh thực hiện trong 4 tháng 15 ngày. Nói về tác phẩm đầy sinh động của mình, anh Sĩ diễn giải: Mô hình chùa Một Cột với kích thước dài 120 cm, rộng 120 cm, cao 56 cm. Tỷ lệ: 1/14 so với công trình chùa Một Cột thực tế ở Hà Nội. Mô hình với khung hình vuông, bệ cao 10 cm, gồm hàng rào bao quanh khuôn viên ao và chùa nằm giữa. Khuôn viên ao mô phỏng lại ao sen với 34 bụi sen. Cột chùa hình trụ tròn cũng được làm bằng tăm tre, không cần chống đỡ của vật liệu khác. Bên trong còn dựng lại bàn thờ Phật 12 tay kết hợp với đèn LED chiếu sáng. Phía trên mái ngói chùa có khắc những linh thú như rồng, cá chép hóa rồng…

Mặc dù chỉ là mô hình từ tăm tre, nhưng với Quốc Sĩ, khi đã thực hiện thì anh dồn cả tâm huyết, niềm đam mê vào đó qua quá trình tỉ mẩn, uốn nắn tinh tế để trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt lên trên giá trị sử dụng. Cũng vì thế, giới chơi mô hình tăm tre sành điệu cũng phải thán phục và thường tìm đến anh để chiêm ngưỡng tác phẩm, thậm chí có người hỏi đặt mua. Tuy nhiên, anh đều từ chối, bởi với anh: “Nếu làm để bán thì không còn niềm đam mê của loại hình nghệ thuật này nữa”. Dưới bàn tay của anh, mỗi mô hình đều hiện lên sống động, chính xác và đặc biệt độ tinh xảo cao, xứng đáng là tác phẩm nghệ thuật để trưng bày hoặc đơn giản chỉ để dùng chưng trong nhà hay bày biện trong những không gian sang trọng.

Trong dịp Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 31, có 2 mô hình bằng tăm tre của anh đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam. Trong đó, mô hình Dinh Thống Nhất được anh thực hiện trong 8 tháng, có bề ngang 120cm, dài 176cm, cao 34cm, mô phỏng theo công trình thực tế ở TPHCM với tỷ lệ 1/100. Mô hình dựng khung hình chữ nhật, bệ cao 3cm, trước cổng dựng lại hình ảnh lịch sử xe tăng của quân giải phóng tiến vào cổng Dinh Độc Lập (tên gọi trước đây). Khuôn viên có bãi cỏ, đài phun nước, các hàng cây được gọt dũa, cắt tạo kiểu. Bên trong tòa nhà bố trí đầy đủ các không gian chức năng theo thực tế. Nổi bật là đèn ốp tường, ốp cột. Bên trên mái có thêm trực thăng bay, đèn và cây cảnh hết sức tỉ mỉ và khéo léo. Nhưng công phu hơn cả chính là mô hình trụ sở của UBND TPHCM. Để hoàn thành mô hình này, anh Quốc Sĩ mất hơn 1 năm ròng rã thực hiện với lượng thời gian 6 giờ/ngày. Mô hình có chiều ngang 225cm, dài 140cm, cao 117cm, tỷ lệ 1/30 so với trụ sở thực tế. Chi tiết công phu và đặc biệt nhất của mô hình này là các hoa văn cổ điển như: lan can lục bình, cửa đi chính ở tầng trệt, các cột hình trụ với phù điêu, đồng hồ… được làm bằng cách khắc trên tăm tre. Ở tầng hai của tòa nhà có hội trường với đầy đủ chức năng riêng. “Đây là mô hình đặc biệt và kỳ công nhất trong số các mô hình từ trước đến nay mà tôi đã thực hiện”, anh Sĩ cho biết.

Khát khao kiến trúc cổ

 

Hồ Ngọc Quốc Sĩ bên tác phẩm UBND thành phố của mình.
Hồ Ngọc Quốc Sĩ bên tác phẩm UBND thành phố của mình.

Hồ Ngọc Quốc Sĩ (44 tuổi) vốn là dân miệt vườn Cao Lãnh (Đồng Tháp), lớn lên trong gia đình có truyền thống buôn bán. Dù trong nhà không có ai theo nghề liên quan đến chạm trổ, nghệ thuật, thậm chí ngay cả anh xuất phát điểm lập nghiệp cũng là một kỹ sư xây dựng. Do cuộc sống, anh cũng bỏ nghề xây dựng để theo gia đình kinh doanh ngành giải khát (bán cà phê, quán ăn).

Cũng vì theo nghề của gia đình, trong một dịp đi tìm mặt bằng để mở quán mới, anh tình cờ thấy được những mô hình tăm tre của một chủ quán ở Mỹ Phước (Bình Dương), lập tức anh bị thu hút và hứng thú với loại hình nghệ thuật này, cùng với đó là niềm đam mê yêu thích những công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật trong con người anh trỗi dậy. Từ đó, anh bắt đầu mày mò thực hiện các mô hình kiến trúc thu nhỏ với chất liệu duy nhất là tăm tre, loại vật liệu rất dễ tìm, gần gũi và quen thuộc với mỗi người Việt Nam.

“Khi lắp ghép tăm lại với nhau, điều quan trọng trước nhất phải lựa chọn từng cây sao cho có cùng kích thước và tròn điều. Sau đó kết dính chúng lại bằng keo. Thời gian đầu tôi làm những mô hình nhỏ, dễ thực hiện như “Kim tự tháp”, “Cối xoay gió”… Dần tích lũy kinh nghiệm nên tôi làm những công trình lớn hơn như “Chùa Một Cột”, “Bến Nhà Rồng”…”, anh Sĩ tâm sự. Ban đầu khi mới tập tành, anh cũng như bao người chơi khác, xếp tăm theo từng cây một bằng tay nên tốn nhiều thời gian. Về sau, anh Sĩ tự “chế” riêng cho mình một bộ khung xếp tăm rất đặc trưng để phết keo lên. Nhờ chiếc khung này, thời gian ghép tăm được rút gọn và anh tập trung nhiều vào phần tưởng tượng, sáng tạo sao cho độ chính xác 100% của mô hình so với bản gốc thực tế. Mỗi khi chọn thực hiện tác phẩm nào, anh cùng con đi đến tận nơi chụp hình. Chụp đủ góc cạnh cả trăm tấm, sau đó về nhìn qua ảnh rồi thực hiện chứ không cần bản vẽ chi tiết như mọi người hay làm.

Các mô hình tăm tre do anh Hồ Ngọc Quốc Sĩ thực hiện chủ yếu là các công trình kiến trúc gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc. Đối với anh, đó là đam mê, niềm tự hào và khát khao bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa nghệ thuật và lịch sử. Đến nay, với niềm đam mê và sau khi đã thực hiện khá nhiều mô hình trên kích thước lớn, anh Sĩ còn ấp ủ nhiều dự định mới cho loại hình nghệ thuật này. Đó là nguyện vọng thực hiện các công trình biểu tượng của từng tỉnh, sau đó ghép tất cả các mô hình lại thành mô hình nước Việt Nam bằng tăm tre. Một ý tưởng vô cùng độc đáo và mới lạ, sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức, nhưng với tâm huyết và niềm đam mê của mình, tôi tin tưởng và chúc những dự định của anh sớm trở thành hiện thực.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.