Thăm ngôi nhà xưa của Tướng Giáp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một chiều cuối hạ, chúng tôi về thăm làng An Xá, xã Lộc Thủy, tỉnh Quảng Bình-quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cũng như bao làng quê khác của nước Việt, hiền hòa và thành bình, làng An Xá chạy dọc theo con sông Kiến Giang từ Trường Sơn đổ về tạo nên một cánh đồng khá trù phú, người dân hiền lành, chất phác, sống co cụm thành xóm làng bao đời nay men theo những con đường nhỏ hẹp, quanh co. Ngôi nhà hiện nay là Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp được làm lại năm 1977 trên chính nền nhà cũ ở xóm giữa, làng An Xá. Nhà mới cũng mô phỏng theo căn nhà xưa gồm 3 gian, 2 chái lợp ngói, mái hiên bằng lá cọ, cửa bức bàn. Vườn cũ còn lại cây khế phía sau nhà có đến 100 tuổi. Thời ấu thơ, cậu Giáp thường chơi đùa cùng bè bạn và ngồi học bài dưới gốc khế này.

 

Cổng vào ngôi nhà của Đại tướng. Ảnh: K.N.B
Cổng vào ngôi nhà của Đại tướng. Ảnh: K.N.B

Theo cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” do tác giả Hồng Cư viết, có sự cộng tác của người vợ Đại tướng là bà Đặng Bích Hà đã mô tả: Làng An Xá ngày trước có 3 xóm (xóm trên, xóm giữa và xóm ngoài), nhà nào cũng có vườn rộng trồng nhiều cây trái, rau, củ. Nhà ông Võ Quang Nghiêm và bà Nguyễn Thị Kiên-cha mẹ của Võ Nguyên Giáp thời ấy thuộc diện nghèo. Căn nhà có 3 gian, 2 chái và l nhà ngang làm bếp, đều lợp bằng tranh: Gian trái kê giường của thầy (cha) có tủ xưa bằng gỗ, chái phía Tây là nơi trẻ học bài và thầy coi sách; gian phía Đông dành cho đàn bà, con gái trong nhà; gian giữa đặt bàn thờ gia tiên có bộ phản gỗ và bộ trường kỷ bằng tre. Cha mẹ Tướng Giáp có 7 người con (4 gái và 3 trai), cậu Giáp là con thứ 5 trong gia đình, 2 anh chị mất sớm vì bệnh, 2 người mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ, còn lại 3 người: Võ Nguyên Giáp, người em là Võ Thuần Nho-nguyên là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và em gái út Võ Thị Lài-nguyên là nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.

Theo bà Đặng Bích Hà thì mẹ Võ Nguyên Giáp kể rằng, ông sinh vào mùa lụt năm Tân Hợi (Dương lịch là ngày 25-8-1911), còn nhiều tài liệu khác ghi là ông sinh năm 1910 hoặc 1912 đều không chính xác. Cha Tướng Giáp là một nhà nho yêu nước, đã từng nhiều lần lều chõng đi thi hương nhưng không đỗ, trở về làng làm hương sư và bốc thuốc cứu người; sau bị thực dân Pháp bắt giam và chết trong lao tù. Mẹ tảo tần sớm hôm làm ruộng nuôi con ăn học. Tuy nghèo nhưng cha Tướng Giáp là người trọng chữ thánh hiền, giữ nền nếp gia phong, nghiêm túc trong việc dạy con cái có lễ giáo và đạo hạnh.

Ngày còn nhỏ, cậu Giáp học chữ nho với cha mình; lớn lên một chút, cậu học trò nghèo này vào học lớp đồng ấu ở làng trên-trường tổng. Đến năm lớp 3 sơ học, cậu Giáp phải lên trọ học ở trường huyện Lộc Thủy. Dù khó khăn nhưng gia đình vẫn cố chạy chợ thêm để nuôi các con ăn học. Những năm cuối bậc sơ học, cụ Nghiêm gửi con mình lên tỉnh (thị xã Đồng Hới) ở nhà người quen để học tập. Ở đây, cậu Giáp được học thầy giáo Đào Duy Anh và năm đó đã đỗ đầu sơ học. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp thi đỗ vào trung học và học Trường Quốc học Huế. Ở kinh thành, cậu Giáp được mở rộng tầm mắt, giao du với bạn bè khắp Bắc-Trung-Nam, như Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Khoa Văn và nhất là được nghe diễn thuyết, tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu.


Thực dân Pháp càng áp đặt nền cai trị hà khắc của mình trên mọi lĩnh vực, đặc biệt chúng chú trọng vào các tầng lớp học sinh, trí thức có quan điểm chống Pháp nên các học sinh có tư tưởng tiến bộ ở Huế, nhất là ở Trường Quốc học, Trường Đồng Khánh… đã đồng loạt bãi khóa phản đối sự đối đãi bất công với một số học sinh trong trường. Sau đó, chính quyền thực dân đã chỉ đạo đuổi học những học sinh mà chúng cho là quá khích, trong đó có Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp… Năm 1928, khi Nguyễn Chí Diểu trở về vùng quê thăm bạn Giáp và cung cấp nhiều tài liệu quan trọng về chủ nghĩa Mác, cũng như nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, đã nhen lên trong lòng người thanh niên nhiệt huyết này một niềm tin mới. Cậu Giáp đã nghe lời bạn về Huế tham gia vào đảng Tân Việt-tổ chức có xu hướng xã hội chủ nghĩa và vào làm việc ở Quan hải tùng thư-Nhà Xuất bản của Tổng bộ Tân Việt, sau đó làm biên tập viên cho Báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Năm 1931, Võ Nguyên Giáp bị Pháp bắt bỏ tù ở Nhà lao Thừa Thiên, sau đó được trả tự do cùng với chị Nguyễn Thị Quang Thái (sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp), ông Đặng Thái Mai và người em trai Võ Thuần Nho. Bấy giờ Công sứ Pháp ở Huế cấm không cho Võ Nguyên Giáp quay lại Huế làm báo nữa, anh tìm đường ra Hà Nội tiếp tục học tập và sau đó tốt nghiệp Cử nhân Luật năm 1937. Trong thời gian này, chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp bằng nhiều hình thức vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Đến năm 1940, Võ Nguyên Giáp cùng một số đồng chí khác sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và từ đây cuộc đời của anh bắt đầu gắn chặt với cách mạng Việt Nam và người lãnh tụ kính yêu.

Năm 1940, tình hình thế giới có những chuyển biến có lợi cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ cùng Võ Nguyên Giáp và một số đồng chí khác đã về nước, hoạt động ở Cao Bằng. Từ trong gian khó, Võ Nguyên Giáp đã cùng sát cánh  với người lãnh tụ sáng suốt của mình xây dựng phong trào cách mạng ngày càng vững mạnh, lập ra lực lượng vũ trang cách mạng-tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944) và tiến đến khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (19-8-1945), lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á (2-9-1945). Trong Chính phủ cách mạng lâm thời, Võ Nguyên Giáp giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng (1945). Năm 1946, Võ Nguyên Giáp là Tổng Chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ. Ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam cho Võ Nguyên Giáp.

Dù Đại tướng đã đi xa nhưng khi chúng tôi trở lại vùng quê An Xá, ngôi nhà xưa-nay trở thành Nhà lưu niệm của Người, luôn luôn ấm cúng với những bó hoa tươi thắm mà bà con trên mọi miền đất nước về đây tưởng niệm vị Đại tướng của nhân dân và cảm ơn một vùng đất địa linh đã sinh thành người con ưu tú của đất Việt-Võ Nguyên Giáp.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.