Thầm lặng đồng hành cùng bệnh nhân tâm thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những y-bác sĩ, điều dưỡng viên đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh cũng như Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh luôn phải đối mặt với vất vả, khó khăn bởi bệnh tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi của người bệnh.

Vì vậy, công tác chăm sóc bệnh nhân tâm thần không chỉ là thuốc men mà còn cần sự kiên nhẫn, thấu hiểu và tấm lòng bao dung của người thầy thuốc.

Nghề nghiệp đầy thử thách

Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh đang chăm sóc nuôi dưỡng 54 bệnh nhân tâm thần. Công việc hàng ngày của 9 y-dược sĩ, điều dưỡng viên là luân phiên chăm sóc các bệnh nhân. Lúc cho uống thuốc, lúc nhắc nhở người bệnh dọn dẹp, vệ sinh buồng bệnh hay đôn đốc hoặc giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân; thậm chí là đút cơm cho những bệnh nhân nặng…

Những đêm trực, các y sĩ, điều dưỡng viên thay nhau đi kiểm tra từng phòng bệnh để nhắc nhở bệnh nhân đi ngủ, mắc màn, đắp chăn cho họ. Không những vậy, đội ngũ y sĩ, điều dưỡng viên còn đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị và là nhà tâm lý, cùng sẻ chia, động viên người bệnh an tâm điều trị.

22.jpg
Ngoài công việc điều trị cho bệnh nhân theo trị liệu của Bệnh viện tâm thần kinh tỉnh, hàng ngày, Điều dưỡng viên Đỗ Văn Bằng dành hết tình yêu thương sẻ chia với người bệnh. Ảnh: Đinh Yến

Anh Đỗ Văn Bằng-Điều dưỡng viên, quản lý Phòng Y tế phục hồi chức năng (Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh) đã có 13 năm gắn bó với nghề. Anh cho hay: Chăm sóc bệnh nhân bình thường đã vất vả, chăm sóc bệnh nhân tâm thần càng vất vả hơn.

Đặc biệt là lúc bệnh nhân mới vào Trung tâm, có người kích động đập phá đồ đạc, đánh người thân và người xung quanh, nói nhảm, chửi bới, lại có những bệnh nhân ca hát, nhảy múa cả ngày, hoặc sợ sệt, trốn trong góc phòng...

Khi gặp y sĩ, điều dưỡng viên, họ thường có hành vi chống đối, nóng nảy, thậm chí là tấn công nhân viên y tế. “Nhớ có lần một bệnh nhân bị kích động, để trấn an, tôi lại gần vỗ về. Bất ngờ, bệnh nhân nổi cơn hung hăng, tôi bị đạp mạnh vào người khiến ngã ra sàn nhà, may mà có cán bộ và bệnh nhân khác xung quanh hỗ trợ giải vây kịp thời”-anh Bằng kể.

Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh mỗi ngày tiếp nhận khám cho hơn 100 trường hợp và điều trị nội trú cho khoảng 50 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Trong khi đó, Bệnh viện chỉ có 33 y-bác sĩ, điều dưỡng viên. Công việc chăm sóc phục vụ những người bệnh đặc biệt này rất áp lực, nhất là với các điều dưỡng viên khi không chỉ thực hiện các y lệnh mà còn phải theo dõi sát sao hành vi của bệnh nhân, hỗ trợ họ trong sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi, nhân viên y tế phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm, nhưng vẫn luôn đặt sự an toàn và phục hồi của người bệnh lên hàng đầu.

Chị Lê Thị Hoa-Điều dưỡng Trưởng khoa Khám cấp cứu (Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh) chia sẻ: Chị nhận công tác tại Bệnh viện từ năm 2014. Ngày mới nhận công tác, chị gặp không ít áp lực khi thực tế công việc khác xa rất nhiều so với các bài học trên sách vở.

Chị bộc bạch: “Có lần, khi đang chăm sóc bệnh nhân, tôi bị bệnh nhân quậy phá ném chai nước trúng vào người. Lúc đó tôi tủi thân lắm. Nhưng rồi nghĩ tới những thiệt thòi mà bệnh nhân phải chịu, tôi lại thấy thương họ hơn. Thấm thoát 11 năm trôi qua, khó khăn, vất vả không kể hết nhưng nhìn bệnh nhân hồi phục được xuất viện trở về nhà trong niềm vui của người thân, gia đình, tôi và các đồng nghiệp càng có thêm động lực để gắn bó và cống hiến cho nghề”.

tham-lang-dong-hanh-cung-benh-nhan-tam-tha-bg.jpg
Chị Lê Thị Hoa-Điều dưỡng Trưởng khoa Khám cấp cứu (Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh) chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: Đ.Y

Những hy sinh thầm lặng

Dù công việc vất vả, nhưng các y-bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh vẫn kiên trì bám trụ với nghề. Nhiều điều dưỡng viên hàng ngày còn tận dụng thời gian để trò chuyện, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho bệnh nhân. Có những y-bác sĩ đã gắn bó hàng chục năm trong nghề, chứng kiến những câu chuyện đau lòng nhưng cũng đầy hy vọng về sự hồi phục của người bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa II Đồng Vĩnh Thanh-Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh-cho biết: Tâm thần là một căn bệnh mãn tính cần điều trị dài ngày. Vì vậy, các y-bác sĩ hay điều dưỡng viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn phải có lòng kiên nhẫn và sự đồng cảm với bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân từ chối điều trị, không hợp tác hoặc có những hành vi bất thường, đòi hỏi bác sĩ, điều dưỡng viên phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử và phương pháp điều trị linh hoạt.

Điều dưỡng viên Đỗ Văn Bằng trải lòng: “Dù vất vả nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục công việc của mình bằng tình yêu thương với người bệnh. Mục tiêu cao nhất là giúp các bệnh nhân bình phục và trở thành người bình thường, đó là phần thưởng lớn nhất đối với những người làm nghề như chúng tôi”.

Còn điều dưỡng viên Lê Thị Hòa thì tâm sự: “Không giống như các bệnh lý thể chất có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm hay hình ảnh y khoa, bệnh tâm thần thường khó nhận diện và điều trị hơn. Vì thế đòi hỏi điều dưỡng viên không chỉ có chuyên môn cao mà còn phải có sự kiên nhẫn, thương yêu, thấu hiểu, tận tâm và nhạy bén trong việc theo dõi thì mới chăm sóc được bệnh nhân tốt nhất”.

…Khi tận mắt chứng kiến các y sĩ, điều dưỡng viên ở Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh hay Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh chăm sóc người bệnh, tôi càng hiểu hơn sự vất vả, khó khăn mà họ đang từng ngày trải qua. Với họ, niềm vui lớn nhất là được chứng kiến người bệnh hồi phục, trở về hòa nhập với cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

(GLO)- Ngày 11-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), đơn vị chuyên đào tạo và kiểm định chất lượng cà phê Việt Nam Stone Village Lab cùng các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê Gia Lai tổ chức sự kiện “Xây dựng hương vị Robusta Gia Lai và lan tỏa những mẫu chế biến tốt lần 1-2025”.

Hè rộn rã tiếng cười

Hè rộn rã tiếng cười

(GLO)- Mùa hè năm nay, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai và Nhà Thiếu nhi Pleiku tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi, được dẫn dắt bởi đội ngũ hướng dẫn viên trẻ đầy nhiệt huyết, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho các em nhỏ.

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.