Thái Nguyên: Một ông nông dân sáng chế ra chiếc máy cày mini, vừa cày bừa vừa bón phân tự động, tiện lợi bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hệ thống điều khiển của trang trại kết nối với điện thoại, máy bóc vỏ lạc xách tay, máy cày mini “hai trong một”… là những sáng chế độc đáo của những người nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua.



Những nông dân sáng chế-họ đều có điểm chung là chưa từng học qua trường lớp đào tạo bài bản nào, nhưng bằng trí thông minh và thực tiễn lao động, họ đã sáng tạo ra nhiều thiết bị phục vụ sản xuất.

Nhiều sáng chế trong số đó đang được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất.


 

Sáng chế máy cày mini “hai trong một” của ông Nguyễn Xuân Thục, xóm Tân Thành, xã Hòa Bình (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) vừa có thể cày bừa, vừa kết hợp bón phân tự động.
Sáng chế máy cày mini “hai trong một” của ông Nguyễn Xuân Thục, xóm Tân Thành, xã Hòa Bình (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) vừa có thể cày bừa, vừa kết hợp bón phân tự động.



Hơn 20 năm gắn bó với nghề chăn nuôi gà, năm 2016, ông Nguyễn Văn Hảo, xóm Ngọc Tiến, xã Phục Linh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã tự nghiên cứu, thiết kế và đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng bán tự động với quy mô lớn.

Nhờ vậy, công việc của ông giờ đây không những giảm áp lực, vất vả mà con đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần.

Trang trại của ông Hảo được xây kín, rộng trên 800m2, thường xuyên duy trì đàn gà giống từ 5.000 đến 6.000 con, sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, mỗi tháng xuất bán từ 4 vạn đến 6 vạn con giống, đạt doanh thu khoảng 500 triệu đồng/tháng.

Bí quyết mang lại thành công là ông đã tính toán để áp dụng đồng bộ các hệ thống thiết bị chuồng trại. Trong đó, các thiết bị đèn chiếu sáng, quạt thông gió, bơm nước, hệ thống làm mát, cung cấp nước uống cho gà, điều chỉnh nhiệt độ…được ông nghiên cứu, tích hợp thành công trên điện thoại thông minh.

Ông Hảo nói: Đối với mỗi phần công việc, giờ đây, tôi chỉ cần một nút ấn trên điện thoại là xong. Chính vì vậy, đã giúp gia đình giảm đáng kể chi phí thuê nhân công và tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Cũng từ thực tế lao động sản xuất, bà Đàm Thị Thanh Huyền, xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân (T.P Thái Nguyên) đã sáng chế ra hệ thống phun dung dịch chế phẩm bảo vệ thực vật bằng động cơ điện và bơm áp lực cao.

Hệ thống này sử dụng bình chứa dung dịch đặt cố định, động cơ điện, máy tạo áp lực và dây bơm áp lực cao treo trên hệ thống dây ròng rọc.

Tuy là một sáng kiến cải tiến đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rõ rệt. Hệ thống sử dụng dây bơm dài 50m đến 100m giúp phun dung dịch bảo vệ thực vật trên diện tích lớn, nhanh hơn bình phun thủ công gấp 3 lần, giảm công sức cho người lao động. Sáng kiến này sau đó cũng được các hộ trồng chè trong vùng áp dụng rộng rãi.

Chỉ học hết lớp 5, không được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, nhưng ông Phạm Trung Tuyến, ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) đã mày mò, chế tạo ra chiếc máy vò chè độc đáo, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm từ việc bán máy.

Theo ông Tuyến, nhiều năm trước, khi các công cụ hỗ trợ chế biến chè được bà con bắt đầu áp dụng vào sản xuất nhưng giá thành cao, vẫn còn nhiều chi tiết chưa phù hợp với cách làm bà con trong vùng.

Phát hiện những điểm chưa phù hợp đó, ông Tuyến đã bỏ công sức mày mò, cải tiến chiếc máy vò chè cho hiệu quả sản xuất cao hơn. Máy có cấu tạo gồm một mô tơ điện và một cối vò, kích thước rộng 63cm, cao 55cm, cân nặng dao động từ 60-63kg.

Máy có thể vò được 30kg chè tươi trong một giờ, thay thế cho 4-5 người lao động thủ công. Thành công với chiếc máy này, ông đã mở xưởng sản xuất máy vò chè, được thị trường trong và ngoài nước biết đến.

 

Trung bình mỗi năm, ông bán được trên 500 chiếc cho các tỉnh thành trong cả nước và còn xuất khẩu sang Lào. Với giá bán một chiếc máy dao động khoảng 4,5-5 triệu đồng, mỗi năm ông thu về tiền lãi trên 1 tỷ đồng.

Không chỉ 3 sáng chế trên, những năm gần đây, đã có nhiều sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của nông dân trong tỉnh được ứng dụng rộng rãi. Những sáng chế, cải tiến của người nông dân tuy nhỏ nhưng đã phát huy tư duy sáng tạo, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình lao động, sản xuất.

Tại các hội thi như: Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên do Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tổ chức; hội thi Sản phẩm sáng tạo do Hội Nông dân tỉnh chủ trì… đã thu hút nhiều nông dân tham gia.

Nhiều sản phẩm dự thi mặc dù không mang nhiều tính phát minh khoa học nhưng luôn được đánh giá cao bởi tính ứng dụng thực tiễn. Bởi lẽ, chúng bắt nguồn từ chính những kinh nghiệm, trăn trở của nông dân trong quá trình lao động hằng ngày.

Sự sáng tạo của họ đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh, nâng cao giá trị kinh tế cho các hộ nông dân.

Theo các chuyên gia, sáng tạo kỹ thuật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Tuy nhiên, để phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật trong nông dân phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao hơn nữa, các cấp, ngành chức năng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời.

Bệnh cạnh đó cũng cần có sự giúp sức của các chuyên gia để hoàn thiện những sáng chế có tính ứng dụng cao.

 


Ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Để động viên, khuyến khích nông dân phát huy niềm năng sáng tạo, từ năm 2001 đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã định kỳ tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp ngành 2 năm/lần, với hàng trăm đề tài tham gia của hội viên nông dân. Trong đó có 76 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của hội viên, nông dân đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh…”.

Theo Huy Toản (Báo Thái Nguyên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.