Tết nặng nghĩa tình-Kỳ cuối: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với nguồn kinh phí từ ngân sách, nhiều năm qua, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các địa phương trên địa bàn tỉnh lại thực hiện tốt việc kêu gọi xã hội hóa công tác chăm lo Tết cho người nghèo. Những phần quà mà các tổ chức, tấm lòng hảo tâm cùng nhau đóng góp đã giúp các hộ nghèo có một cái Tết đầm ấm, vẹn tròn.

Những tấm lòng hướng về người nghèo

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2018, nhiều đoàn hảo tâm đã đến các làng, xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Những chuyến xe này không chỉ mang theo quà Tết mà còn  đong đầy tình người ấm áp. Trong các ngày 3 và 4-2, Quỹ Hỗ trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình “Mang Tết đến với những gia đình nghèo” ở xã Chư Krey (huyện Kông Chro) và 2 xã: Ia Ka, Đak Tơ Ve (huyện Chư Pah).

 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (bìa phải) tặng quà cho một gia đình chính sách. Ảnh: Trần Dung
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (bìa phải) tặng quà cho một gia đình chính sách. Ảnh: Trần Dung

Tại các địa điểm trên, các Mạnh Thường Quân đã trao tận tay gần 1.000 phần quà với tổng trị giá trên 500 triệu đồng cho các hộ nghèo. Cùng với đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đẩy mạnh phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”. Nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, Hội đã kêu gọi vận động được trên 23.000 suất quà. Có thể kể đến một số đơn vị tiêu biểu như Quỹ Thiện tâm-Tập đoàn Vingroup, chùa Bảo Sơn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và các tổ chức từ thiện trên cả nước. “Những phần quà tuy giá trị không lớn nhưng có ý nghĩa thiết thực trong dịp Tết đến, Xuân về, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống cho gia đình chính sách, hộ nghèo”-ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được đón Tết vui vẻ, đầm ấm, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cũng đã tích cực vận động các đơn vị, doanh nghiệp chung tay chăm lo Tết cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã trích từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh trên 400 triệu đồng để tặng 1.000 suất quà Tết (400 ngàn đồng/suất) cho 1.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Ban Cứu trợ tỉnh đã phân bổ 300 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tặng 550 suất quà cho các hộ nghèo bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh. Dịp này, 100 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh cũng được bà Trương Thị Ngọc Ánh-Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến thăm, tặng quà Tết, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng. Đặc biệt, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ bàn giao 12 căn nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất để họ có nhà ở mới vui Xuân, đón Tết.

Hân hoan đón mừng năm mới

Tết năm nay, vợ chồng thương binh Trần Sỹ Hùng và bệnh binh Nguyễn Thị Ngọc Lan (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cảm thấy ấm lòng hơn khi được đón đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đến thăm và tặng quà Tết. Ông Hùng xúc động: “Gia đình tôi thực sự rất cảm động trước sự quan tâm của tỉnh nhà và địa phương đối với người có công. Không riêng gì tôi mà tất cả mọi người từng đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc đều cảm thấy mãn nguyện vì mỗi dịp Tết đến, Xuân về luôn được tỉnh chăm lo chu đáo”.

Vợ chồng anh Đinh Văn Oai và 5 đứa con đang sống trong căn nhà tạm vách lồ ô, mái lợp tôn ở làng Bôn (xã Lơ Ku, huyện Kbang). Gia đình anh có 7 sào đất đồi dốc, chỉ trồng được mì và lúa rẫy, không đủ nuôi 7 miệng ăn trong nhà. Cả 5 người con của anh Oai đều đang trong độ tuổi ăn học, đứa lớn nhất hiện đang học lớp 9, đứa út mới 5 tuổi. Cuộc sống của gia đình vì vậy càng khó khăn. Dịp Tết này, gia đình anh được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh Đông Gia Lai tặng 1 suất quà trị giá 1 triệu đồng (gồm nhu yếu phẩm và 700 ngàn đồng tiền mặt). “Được Hội Nông dân tỉnh quan tâm tặng quà Tết, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều. Đây là món quà tinh thần to lớn đối với gia đình. Tôi sẽ cùng vợ con cố gắng làm lụng, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống”-anh Oai bày tỏ.

Tết đang đến với mọi người, mọi nhà trong không khí náo nức, rộn ràng. Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của những tấm lòng hảo tâm, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo… trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chăm lo để có thêm điều kiện vui Xuân, đón Tết  đủ đầy hơn, đầm ấm hơn.

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Xuân thêm vẹn tròn

Xuân thêm vẹn tròn

Khi sắc xuân sắp chạm ngõ mọi hiên nhà, bước chân mưu sinh của những người lao động dường như càng thêm hối hả, vội vã trên khắp phố phường. Bởi để đón mùa Tết đầm ấm hơn, họ phải vun vén, dành dụm trong ngoài để có thể đong đầy lu gạo, chắt tràn lọ mắm, thêm củ dưa hành…

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Món ăn trên mâm cỗ Tết bao giờ cũng hết sức cầu kỳ, tinh tế và chứa nhiều nội hàm sâu sắc. Nhưng cái ngon thật sự của cỗ Tết nằm ở hương vị của ký ức. Nếu chỉ cảm nhận bằng vị giác thôi thì chưa đủ…

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.

Tết giữa đại dương

Tết giữa đại dương

Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.